Cảnh báo lừa đảo lấy tiền do mã độc trên Android sau khi nghe điện thoại

Các chuyên gia an ninh mạng từ Cleafy đang cảnh báo, trong những năm qua liên tiếp xảy ra những vụ lây nhiễm mã độc truy cập từ xa trên Android.

Theo Cleafy, một phần mềm độc hại có tên là BRATA đã được tin tặc sử dụng để lấy cắp thông tin chi tiết ngân hàng từ người dùng Android và sau đó rút sạch tiền từ tài khoản ngân hàng của họ.

Mã độc này được phát hiện lần đầu tiên ở Brazil, sau đó phát tán sang nhiều khu vực khác.

Tin tặc đã lừa đảo người dân bằng cách gửi cho nạn nhân một tin nhắn giả mạo trông giống như được gửi đến từ ngân hàng. Trong đó có gắn link liên kết, nếu nạn nhân nhấp vào thì họ sẽ nhận được cuộc gọi từ kẻ gian giả dạng làm nhân viên ngân hàng.

Kẻ gian sẽ thuyết phục nạn nhân cung cấp thông tin, hoặc cài đặt một ứng dụng mà họ có thể sử dụng để kiểm soát điện thoại của bạn. Đây là điểm nổi bật của BRATA so với các chiến dịch phần mềm độc hại Android khác.

Cụ thể, không cần nạn nhân gửi mã OTP hoặc nhập mã OTP theo hướng dẫn của tin tặc như những cách lừa đảo thông thường mà mã độc này sẽ thực hiện một loạt các hành động tấn công người dùng bằng cách khác.

Như "đánh chặn" mã xác thực 2 lớp do ngân hàng gửi qua SMS khi nạn nhân thực hiện các giao dịch trực tuyến. Hay tự động ghi lại mọi thứ trên màn hình, như âm thanh, mật khẩu, thông tin thanh toán, ảnh và tin nhắn. Tự ẩn mình khỏi màn hình chính của điện thoại để giảm khả năng phát hiện.

Tinh vi hơn, mã độc này còn gỡ cài đặt các ứng dụng cụ thể, ví dụ phần mềm chống virus,…

Tại Việt Nam cũng đã xuất hiện một một số hình thức lừa đảo, kẻ lừa đảo gọi điện hoặc gửi tin có giao diện, logo tương tự các website chính thức của ngân hàng. Nạn nhân được yêu cầu điền các thông tin như: Tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP…

Sau khi có được các thông tin, các đối tượng mới kiểm soát được tài khoản chuyển tiền trực tuyến của khách hàng. Sau đó thực hiện được các hành vi chuyển khoản, mở thấu chi, topup thẻ tín dụng, đăng ký vay online…

Hoặc kẻ lừa đảo đánh cắp zalo, facebook,… của ai đó rồi gửi tin nhắn giả dạng mượn tiền,…

Như vậy, mã độc BRATA tinh vi hơn, thực hiện nhanh gọn hơn so với các phần mềm và các lừa đảo của tội phạm ở Việt Nam. Chính vì vậy, Cleafy cảnh bảo người dân cần cẩn trọng để tránh tiền mất, tật mang.

Theo Đời sống
Ngắm ngôi nhà “phễu ngược” độc đáo ở TP HCM

Ngắm ngôi nhà “phễu ngược” độc đáo ở TP HCM

Để tránh quá nhiều ánh nắng chiếu vào mặt trước ngôi nhà, các kiến trúc sư đề xuất giải pháp kéo lùi không gian phía trước theo tầng, với nguyên tắc tầng trên cao hơn tầng dưới khoảng 2,5m.
Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, NHNN cần thực hiện nghiêm túc các giải pháp bình ổn thị trường vàng. Cần khẩn trương rà soát, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 24/2012/NĐ-CP.
back to top