Cảnh báo các dấu hiệu đột quỵ não trước 1 tuần nhất định phải biết

Đột quỵ não thường diễn ra đột ngột và có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề ở những người sống sót. Tuy nhiên, nếu chú ý quan sát, người bệnh có thể nhận diện được các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não rất sớm, từ 1 đến vài tuần trước đó.

Có đến 85% các trường hợp đột quỵ não là do tắc nghẽn mạch máu não gây ra tình trạng thiếu máu não thoáng qua (TIA) khiến người bệnh bị đau nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, làm rơi đồ vật khi đang cầm trên tay hay nói khó… thoáng qua chừng 10 - 20 phút rồi hết.

Tuy nhiên, nếu bạn gặp 2 hay nhiều các dấu hiệu cảnh báo dưới đây, đừng bỏ qua hãy cảnh giác về nguy cơ đột quỵ não sắp xảy ra.

Cảm giác chân tay tê yếu, dễ làm rơi đồ vật

Dấu hiệu của chân tay tê yếu là cầm nắm vật dụng cảm giác không thật, tay bị đơ và có thể làm rớt bát, đũa khi đang ăn cơm hoặc đánh đổ cốc nước khi đưa lên miệng uống.

Có những người qua cơn tai biến nhớ lại trước đó vài ngày mình đang viết tự nhiên chữ nguệch ngoạc, không điều khiển được tay cầm bút. Đặc điểm của chân tay tê yếu ở thời điểm tiền đột quỵ là yếu cùng bên cơ thể.

Chóng mặt, đau nhức đầu, xây xẩm mặt mày

Ở giai đoạn sớm của tiền đột quỵ, cục máu đông chưa gây tắc mạch hoàn toàn, máu vẫn lưu thông nhưng lưu lượng máu bị suy giảm và gây ra các triệu chứng thần kinh.

Người bệnh có thể thấy mắt bị tối sầm lại trong khoảng vài giây nhưng trước đó họ thường xuyên có những cơn đau nhức đầu (đau đỉnh đầu hoặc hai bên thái dương) hoặc cảm thấy đầu bị choáng váng, quay cuồng, mất thăng bằng.

Nói đớ lưỡi, nói khó, và gọi sai tên/nhầm lẫn

Các dấu hiệu này dễ bị người bệnh bỏ qua vì nghĩ mình bị nói nhịu hoặc có tuổi hay bị đãng trí. Nếu dấu hiệu này xuất hiện riêng rẽ thì có thể không đáng lo nhưng một khi nó xuất hiện cùng với 3 - 4 triệu chứng khác trong bài viết này thì người bệnh không được phép chủ quan.

Cơ thể mệt mỏi, khó thở hay bị hụt hơi

Khi cục máu đông xuất hiện sẽ cản trở quá trình lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể. Điều này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi vô cớ, chân tay bủn rủn rã rời, thiếu sức sống. Đi kèm với mệt mỏi là khó thở, bồn chồn, bứt rứt, khó chịu, nhức mỏi cơ bắp.

Buồn ngủ, ngủ gà nhưng không ngủ được

Người bệnh luôn trong tình trạng thèm ngủ nhưng rất khó vào giấc ngủ. Thao thức, trằn trọc mãi không ngủ được, giấc ngủ thường đứt đoạn, chập chờn, bị tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại.

anh-1.1.png
Nhận biết các dấu hiệu đột quỵ báo trước giúp ngăn ngừa nguy cơ phát bệnh.

Làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ sớm?

Khi thấy bản thân hoặc người nhà có những dấu hiệu đột quỵ báo trước này, người bệnh không nên lo lắng quá mức. Hãy bình tĩnh và đến ngay bệnh viện để khám.

Tại đây người bệnh sẽ được thực hiện các xét nghiệm giúp chẩn đoán đột quỵ. Nếu được chẩn đoán là các dấu hiệu báo trước của đột quỵ, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các thuốc chống đông máu để điều trị, giúp làm tan cục máu đông, ngăn đột quỵ hình thành.

Với những người có nguy cơ cao bị đột quỵ như cao huyết áp, bệnh tim mạch (mạch vành, nhồi máu cơ tim, rung nhĩ), tiểu đường, mỡ máu… thì cần phải chú ý nhiều hơn. Sử dụng thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ cholesterol… giúp kiểm soát huyết áp, chống xơ vữa động mạch, ngăn ngừa mảng bám gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến đột quỵ.

anh-2.2.png
Sử dụng thuốc chống đông máu để phòng ngừa đột quỵ.

Giải pháp giúp phòng ngừa đột quỵ não từ Nattospes

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc chống đông, thuốc kiểm soát các yếu tố nguy cơ (huyết áp, tim mạch) thì giải pháp ngăn ngừa đột quỵ từ sản phẩm thiên nhiên là xu hướng được nhiều người lựa chọn gần đây. Điển hình như sản phẩm Nattospes có chứa thành phần nattokinase từ đậu tương lên men.

natospes.png
Nattospes giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

Nattospes với thành phần chính từ nattokinase là sản phẩm duy nhất được kiểm chứng lâm sàng tại nhiều bệnh viện: Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Tuệ Tĩnh về hiệu quả phòng ngừa đột quỵ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tác dụng làm tan cục máu đông của Nattospes tương đương với Aspirin (thuốc chống đông máu), nhưng không gây tác dụng phụ như thuốc Aspirin (không gây xuất huyết, không gây chảy máu chân răng, không hại gan/thận/dạ dày). 

Do đó, để phòng ngừa hiệu quả, an toàn, bên cạnh việc sử dụng các thuốc chống đông và thuốc kiểm soát bệnh nền, người mắc cần kết hợp sử dụng Nattospes mỗi ngày với liều 6 viên chia đều sáng tối. Nên uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 tiếng là tốt nhất.

Thông tin hữu ích

Một tin vui cho người bệnh đột quỵ: Nhãn hàng Nattospes ra mắt dòng sản phẩm cao cấp Nattospes Platinum được kế thừa những ưu điểm nổi trội của Nattospes truyền thống và bổ sung thêm 2 thành phần Citicoline, Dihydroquercetin.

Trong đó, Citicoline có tác dụng bảo vệ và phục hồi các tế bào não bị tổn thương, đồng thời tăng cường dẫn truyền thần kinh, tăng cường lưu thông máu. Thành phần Dihydroquercetin giúp ngăn ngừa và làm tan cục máu đông, tăng độ bền thành mạch, tăng sự dẻo dai của mạch máu.

Do đó, với công thức cải tiến mới gồm bộ ba Nattokinase, Citicoline và Dihydroquercetin, sản phẩm Nattospes Platinum giúp làm tan cục máu đông, tăng tác dụng cải thiện các di chứng liệt, méo miệng, nói ngọng,... sau đột quỵ nhanh hơn, mạnh hơn gấp nhiều lần.

anh-4.png

Nattospes Platinum giúp phòng ngừa và cải thiện di chứng đột quỵ nhanh hơn, mạnh hơn

Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin về dấu hiệu đột quỵ cảnh báo trước 1 tuần mà bạn cần lưu ý. Bên cạnh đó để phòng ngừa đột quỵ bạn cũng đừng quên sử dụng sản phẩm Nattospes mỗi ngày, giúp đạt hiệu quả tốt nhất.

*Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Quảng cáo

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top