Căng thẳng Trung – Đài, Mỹ điều tàu đổ bộ viễn chinh khổng lồ đến Okinawa

Hải quân Mỹ đã triển khai tàu đổ bộ trực thăng khổng lồ mới nhất đến Okinawa, nhằm tăng cường năng lực phòng thủ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong tình huông gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc – Đài Loan.

Hải quân Mỹ cho biết, tàu USS Miguel Keith, phương tiện viễn chinh được thiết kế để vận chuyển số lượng lớn vũ khí trang bị và là căn cứ nổi cho trực thăng quân sự, thủy phi cơ, được triển khai đến căn cứ hải quân White Beach ở Nhật Bản ngày 8/10.

Chiến hạm sẽ tham gia Cụm hải quân tấn công viễn chinh thuộc Hạm đội 7 và Lực lượng viễn chinh trên biển.

Tàu lớp Lewis B Puller có chiều dài 240 mét (787 feet) và có thể hỗ trợ hậu cần cho các hoạt động hải quân trên biển, thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, điều hành tác chiến và yểm trợ hỏa lực bằng các máy bay chiến đấu cất hạ cánh thẳng đứng, trực thăng tấn công.

Tàu chỉ huy, đổ bộ trực thăng mới nhất USS Miguel Keith đến Nhật Bản.

Nhà bình luận quân sự Antony Wong Tong tại Macau cho biết, sự hiện diện của chiến hạm này củng cố và tăng cường khả năng phòng thủ của Mỹ dọc theo chuỗi đảo thứ nhất, tuyến các đảo trên Thái Bình Dương, kéo dài từ Nhật Bản đến bán đảo Malaisia, gồm cả Đài Loan.

Chuỗi đảo này có ý nghĩa quan trọng trong tư duy chiến lược của Mỹ đối với vùng nước Tây Thái Bình Dương. Các lực lượng hải quân Trung Quốc buộc phải xuyên qua chuỗi đảo này để tiến vào Thái Bình Dương.

“Tàu USS Miguel Keith, có căn cứ thường trực tại Okinawa sẽ được sử dụng làm hàng không mẫu hạm cho các lực lượng đổ bộ của Mỹ, hỗ trợ Bộ tư lệnh Thái Bình Dương ngăn chặn PLA" - ông Wong nói, và cho biết đã đến quần đảo Senkakus đang do Nhật Bản kiểm soát và Trung Quốc và Nhật Bản đều tuyên bố chủ quyền.

Cùng thời gian này, hải quân Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ bắt đầu một cuộc diễn tập chung trong khuôn khổ Quad ngày 12/10.

Cuộc diễn tập Malabar kéo dài 3 ngày từ 11 đến 14/10 trên Vịnh Bengal với sự tham gia của tàu sân bay Mỹ Carl Vinson, hai hộ tống hạm Nhật Bản, một khu trục hạm hạng nhẹ của Australia và một khu trục hạm Ấn Độ.

Tuần trước, tàu sân bay Carl Vinson đã cùng với hai tàu sân bay khác là USS Ronald Reagan và HMS Queen Elizabeth của Anh cùng với các chiến hạm của bốn quốc gia khác tham gia cuộc diễn tập trên Biển Đông.

Lu Li-Shih, cựu giảng viên tại Học viện Hải quân Đài Loan ở Cao Hùng, cho biết việc triển khai tàu Miguel Keith và những cuộc diễn tập hải quân chung. Nhằm đưa một thông báo rõ ràng cho Trung Quốc, Mỹ có thể tập hợp một lực lượng liên quân mạnh từ hai phía của lãnh thổ quốc gia này.

Ông Lu nói: “PLA dự kiến ​​sẽ đưa hàng không mẫu hạm thứ ba Type 003 vào sẵn sàng chiến đấu sớm nhất là năm 2030. Nhưng Mỹ cho thấy có thể huy động ít nhất ba cụm Hải quân tàu sân bay tấn công và các chiến hạm khác trong một cuộc diễn tập, một thông điệp rõ ràng cho PLA rằng Mỹ có thể đẩy lùi và đánh bại hai quân Trung Quốc".

Theo truyền hình nhà nước Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, để đối phó với việc ngày càng có nhiều chiến hạm nước ngoài tiến hành các hoạt động “tự do hàng hải” ở Biển Đông, PLA tổ chức một cuộc diễn tập quy mô lớn trên biển, tiến hành các cuộc diễn tập thục luyện không kích tấn công không đối hạm và rải thủy lôi tấn công.

Collin Koh - chuyên gia an ninh hàng hải tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam Singapore - phân tích, PLA nâng cấp máy bay chiến đấu và vũ khí không đối hạm, tàu độ bộ trực thăng Miguel Keith và những chiến hạm lớn tương tự khác có “khả năng phòng thủ hạn chế đối với các mối đe dọa tầm xa cả trên không và dưới mặt nước. Ngoài ra đang hình thành một mối đe dọa mới, máy bay tác chiến điện tử J-16D, được giới thiệu tại triển lãm hàng không Chu Hải”.

Chiếc J-16D có khả năng gây nhiễu hệ thống phòng không và radar đối phương, được cho là có năng lực tác chiến chỉ sau EA-18G Growler của Mỹ, dù Koh cho biết "hiệu suất chiến đấu chính xác của máy bay chưa được xác thực".

Theo Đời sống - Tri thức Cuộc sống
back to top