“Cáng áp lực âm” diệt khuẩn khi vận chuyển người bệnh Covid-19

(khoahocdoisong.vn) - Bệnh nhân mắc Covid-19 khi được vận chuyển bằng cáng áp lực âm sẽ giúp các nhân viên y tế và cộng đồng tránh nguy cơ lây nhiễm chéo. Sản phẩm do Đại tá, PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng và các thành viên Khoa Vô tuyến Điện tử, Học viện Kỹ thuật Quân sự, thiết kế, chế tạo.
Cáng áp lực âm đã được đưa vào sử dụng tại Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội...
Cáng áp lực âm đã được đưa vào sử dụng tại Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội... 

Một buồng áp lực âm thu nhỏ

Cáng áp lực âm (CALA - 02) được hiểu như buồng áp lực âm thu nhỏ bằng diện tích cáng di chuyển bệnh nhân. Cáng áp lực âm được dùng cho những trường hợp vận chuyển bệnh nhân biệt lập; cách ly bệnh nhân nghi bị nhiễm hoặc bị nhiễm tạm thời trong các cơ sở y tế trong lúc chờ đợi xử lý tiếp theo.

“Cáng có áp suất bên trong thấp hơn xung quanh. Không khí bù vào cáng áp lực âm là dòng không khí tự nhiên, được lấy từ các cửa hút. Khối lượng không khí được luân chuyển trong cáng áp lực âm mỗi giờ thường từ 8 - 12 lần thể tích của túi áp lực âm. Không khí trong túi áp lực âm chỉ có thể đi vào và ra theo 1 chiều từ cửa dùng để lấy khí vô khuẩn vào, đầu ra được hút xử lý đạt chuẩn quy định an toàn trước khi thải ra môi trường”, Đại tá Nguyễn Huy Hoàng cho biết.

Ngoài chức năng ngăn chặn vi khuẩn thoát ra ngoài, không khí trong cáng áp lực âm được hút ra khỏi cáng thông qua một ống dẫn riêng biệt và kín. Đặc biệt, bộ tạo áp suất âm của cáng vận chuyển được thiết kế bằng các quạt cao áp, lưu lượng lớn.

Nhóm nghiên cứu cáng áp lực âm của Học viện Kỹ thuật Quân sự bàn giao cáng áp lực âm cho Bệnh viện T.Ư Quân đội 108.
Nhóm nghiên cứu cáng áp lực âm của Học viện Kỹ thuật Quân sự bàn giao cáng áp lực âm cho Bệnh viện T.Ư Quân đội 108. 

Dưới hoạt động áp suất âm, cáng chứa cô lập một bệnh nhân bị nhiễm bệnh, do đó giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo cho quần thể bên ngoài trong quá trình vận chuyển. Bộ tạo áp suất âm cung cấp luồng không khí định hướng và được lọc để không phát tán virus, vi khuẩn lây bệnh của bệnh nhân ra môi trường bên ngoài.

Ống dẫn gió thải sẽ xử lý mầm bệnh Covid-19 bằng một hệ thống lọc không khí hiệu quả cao HEPA (High-Efficiency Particulate Air), nhằm lọc bỏ virus trước khi thoát ra ngoài theo hệ thống thông gió. Công nghệ lọc này có công suất cao, chịu áp lực lớn và ứng dụng rộng rãi trong phòng vô trùng.

Theo nhóm nghiên cứu, thiết kế này giúp giảm khả năng lây lan của virus, "dập tắt" hiện tượng lây nhiễm chéo qua dòng không khí của bệnh nhân. Virus SARS-CoV-2 sẽ được giữ lại trên các màng lọc này, cho đến khi chúng tự chết hoặc bị giết chết khi bộ lọc của HEPA được các nhân viên kỹ thuật bệnh viện khử trùng và thay mới. 

Cách ly virus SARS-CoV-2 khi vận chuyển bệnh nhân “biệt lập”

Chính vì vậy, theo Đại tá Nguyễn Huy Hoàng, trong túi áp lực âm, virus sẽ không thể ngược dòng không khí để lọt ra bên ngoài được. Các cáng áp lực âm này thường được dành cho bệnh truyền nhiễm nặng dễ lây của các bệnh viện. Nó thường được dùng để vận chuyển hoặc cách ly tạm thời các bệnh lao, sởi, thủy đậu, cúm, SARS, Ebola và bây giờ là Covid-19..

Trước đó, Học viện Kỹ thuật Quân sự đã bàn giao một số cáng cho Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Do diễn biến dịch đang ngày càng phức tạp, số ca lây nhiễm tăng, lần này Học viện tiếp tục bàn giao 1 cáng cho Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với mong muốn chung tay cùng các y, bác sĩ trong cuộc chiến chống dịch.

Đánh giá thực tế của cáng áp lực âm do Học viện Kỹ thuật Quân sự chế tạo tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Đánh giá thực tế của cáng áp lực âm do Học viện Kỹ thuật Quân sự chế tạo tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 

TS.BS Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội bày tỏ: “Đây là sản phẩm xuất phát từ sự hợp tác giữa Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Học viện Kỹ thuật Quân sự. Trong quá trình phòng chống dịch Covid-19, việc vận chuyển bệnh nhân trên cáng áp lực âm này giúp cách ly virus với các nhân viên y tế hay cộng đồng, phòng ngừa nguy cơ lây bệnh rất hiệu quả cao. Chúng tôi mong rằng những sản phẩm của Học viện Kỹ thuật Quân sự trong lĩnh vực Điện tử Y sinh tiếp tục được triển khai tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nói riêng và các bệnh viện khác nói chung”.

Theo Đại tá Trần Minh Vỹ, Trưởng Đại diện phía Nam của Học viện Kỹ thuật Quân sự, sản phẩm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, dễ sử dụng, phù hợp với người Việt Nam và có khả năng tái sử dụng. Sản phẩm được Trung tâm Đo lường/Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đánh giá có những tính năng tương đương với sản phẩm cùng loại của nước ngoài, nhưng giá chỉ bằng 1/3. 

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top