Canada thử nghiệm kết hợp Viagra và vắc-xin phòng cúm để điều trị ung thư

Đây là một thử nghiệm đem lại thành công bất ngờ của các nhà nghiên cứu Canada. Kết quả nghiên cứu trên động vật thể hiện hiệu quả ngăn chặn tế bào ung thư cao tới 90%, do đó thu hút được 24 bệnh nhân ung thư dạ dày tình nguyện tham gia thí nghiệm.

Thông thường, các tế bào miễn dịch có khả năng tự nhiên tiêu diệt tế bào ung thư di căn – được gọi là tế bào NK (viết tắt của natural killer). Thuốc Viagra có tác dụng “khóa” tế bào ức chế, một loại tế bào sản sinh sau khi phẫu thuật điều trị ung thư, cho phép NK tiêu diệt tế bào ung thư.

Canada thử nghiệm kết hợp Viagra và vắc-xin phòng cúm để điều trị ung thư ảnh 1Các nhà khoa học Canada công bố thí nghiệm bước đầu cho thấy kết hợp vắc xin cúm và Viagra làm giảm 90% nguy cơ di căn ung thư

Đồng thời, vắc xin phòng chống cúm làm các tế bào NK mạnh mẽ hơn.

Chiến lược độc đáo kết hợp giữa 2 loại thuốc tương đối rẻ tiền để chống lại bệnh ung thư tỏ ra có hiệu quả trong giai đoạn chống lại các tế bào ung thư còn lại sau phẫu thuật cắt bỏ khối u. Thử nghiệm trên chuột, các nhà nghiên cứu ghi nhận phương pháp này giúp làm giảm 90% nguy cơ di căn ung thư.

Bác sĩ Rebecca Auer, chuyên gia phẫu thuật ung thư, người đứng đầu trung tâm nghiên cứu ung thư của bệnh viện Ottawa cho hay: “Phẫu thuật rất hiệu quả trong việc loại bỏ khối u rắn. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng gây ức chế hẹ thống miễn dịch, từ đó làm cho các tế bào ung thư tiếp tục tồn tại và lây lan.

Nghiên cứu của chúng tôi gợi ý rằng kết hợp giữa thuốc điều trị rối loạn cương dương (Viagra – ND) với vắc xin cúm có thể giúp ngăn chặn tình trạng này và không cho tế bào ung thư quay lại sau khi phẫu thuật.

Bác sĩ Auer hiện đang lãnh đạo thử nghiệm y khoa đầu tiên về loại “cocktail” thú vị này. Kết quả khả quan cho phép các nhà khoa học nhanh chóng chuyển từ giai đoạn thí nghiệm thuốc trên động vật sang thử nghiệm dùng thuốc trên 24 bệnh nhân ung thư dạ dày vừa phẫu thuật ổ bụng.

“Chúng tôi thực sự hào hứng về nghiên cứu này bởi nó cho thấy 2 phương pháp an toàn và tương đối không đắt đỏ có thể kết hợp để giải quyết một vấn đề lớn trong điều trị ung thư” – bác sĩ Auer cho hay.

Theo Phương Phương/giadinhmoi.vn

Theo Đời sống
Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn hổ đã không hề thay đổi trong hơn 10 triệu năm. Nguyên nhân là loại độc này nhắm đến prothrombin, một protein giúp đông máu và đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sinh vật.
back to top