Cẩn trọng khi dùng cây vòi voi

Cây vòi voi là một vị thuốc nam điều trị bệnh phong tê thấp, đau nhức xương và các bệnh ngoài da rất tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng cần chú ý phòng ngộ độc.

Cây vòi voi chữa đau xương khớp rất hiệu quả.

Trong Đông y, cây vòi voi còn gọi đại vĩ đạo, cẩu vĩ trùng. Toàn cây bao gồm thân, lá và rễ đều được dùng làm thuốc. Thường thu hái vào thời gian từ tháng 5 đến hàng 10 hàng năm bằng cách rửa sạch, dùng dưới dạng cây tươi. Theo y học cổ truyền cay vòi voi có công dụng tiêu máu bầm, sưng tấy được sử dụng để điều trị các bệnh sau: phong tê thấp, đau nhức xương khớp, mụn nhọt, viêm da cơ địa…

Điều trị phong tê thấp, đau nhức xương khớp: Lấy 500g cây tươi chặt thành từng đoạn nhỏ, giã nát bỏ vào chảo sao nóng với dấm. Gói thuốc vào 1 miếng vải rồi đem buộc vào vùng bị đau. Duy trì liên tục cách trên trong thời gian khoảng 1 năm.

Ngâm rượu vòi voi làm thuốc điều trị đau nhức xương khớp: Cây vòi voi ngâm rượu trong thời gian 1 tháng được cao rượu. Tác dụng của cao rượu vòi voi là điều trị bệnh bong gân, tụ huyết sưng bầm do chấn thương mạnh, viêm tây, chín mé ngón tay ngón chân, viêm hạch. Chỉ cần đắp cao rượu vòi voi trong 3-5 ngày bệnh sẽ chuyển biến tích cực. Đối với những vết thương đã có mủ, đắp cao rượu vòi voi giúp giảm khả năng sưng tấy và không lan ổ mủ, giảm đau nhức.

Chữa đau nhức, sưng khớp gối: Cây vòi voi tươi, chặt thành từng khúc nhỏ, sau đó đập thật dập ngâm với dấm ăn hoặc với rượu, cho vào túi vải và buộc vào đầu gối. Thực hiện hàng ngày cho tới khi đầu gối không còn đau nữa.

Điều trị viêm da cơ địa: Dùng cây tươi giã nát đắp lên vùng da bị viêm trong thời gian 30 phút. Duy trì cách trên này 2 lần trong thời gian khoảng 10 ngày là có chuyển biến.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WTO, cây vòi voi dùng làm thuốc uống bởi có thể gây độc cho gan, xuất huyết thậm chí gây ung thư cho người sử dụng. Bộ Y tế Việt Nam cũng đã có Chỉ thị người dân và các bệnh viện cần thận trọng khi sử dụng vòi voi. Do vậy không nên dùng cây vòi voi làm thuốc uống.

TS Nguyễn Thị Vân Anh

(Trung tâm nghiên cứu thuốc dân tộc)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top