Cẩn thận mù khi thấy mắt mờ

(khoahocdoisong.vn) - Glocom (thiên đầu thống) là một bệnh lý gây tổn hại thần kinh thị giác qua cơ chế làm tăng áp lực (nhãn áp) trong mắt. Trong các nguyên nhân gây mù lòa, bệnh Glocom đứng thứ hai sau bệnh đục thủy tinh thể. Vì vậy, khi thấy nhức mắt, nặng mắt thoáng qua, thỉnh thoảng thấy mắt căng tức nhẹ hoặc nhức quanh hốc mắt, mờ mắt, nhức đầu cần tới viện khám ngay.

Ông Nguyễn Văn H. (Hà Nội) có biểu hiện mắt nhìn mờ cách đây 2 năm cùng các bệnh lý nền nhưng vẫn chủ quan không đi khám. Đến khi không chịu được bởi những cơn đau mắt, đến viện khám ông mới thấy lo sợ vì bác sĩ cảnh báo nguy cơ bị mù nếu không điều trị kịp thời.

Lời bàn: BS Nguyễn Thị Huế, chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết, bệnh nhân H. đến khám trong tình trạng mắt nhìn mờ, thỉnh thoảng có biểu hiện căng tức thoáng qua, nhưng không đau nhức hay cộm vướng. Bệnh nhân khi xuất hiện những triệu chứng trên đã chủ quan, không đi khám và không được tầm soát bệnh võng mạc tăng huyết áp. Về bệnh lý toàn thân, bệnh nhân phát hiện tăng huyết áp từ năm 2015, tuy nhiên lại không điều trị thường xuyên. Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý gồm viêm gan cấp do sử dụng rượu, rối loạn chuyển hóa lipid máu và tăng axit uric máu. Từ kết quả khám, bác sĩ chẩn đoán đây là trường hợp glocom (thiên đầu thống) góc mở nguyên phát, mộng thịt và đục thủy tinh thể, nếu không được điều trị sớm có thể đối mặt với nguy cơ bị mù do biến chứng của glocom gây ra.

Glocom (thiên đầu thống) là một bệnh lý gây tổn hại thần kinh thị giác qua cơ chế làm tăng áp lực (nhãn áp) trong mắt. Trong các nguyên nhân gây mù lòa, bệnh glocom đứng thứ hai sau bệnh đục thủy tinh thể. Vì vậy, khi thấy nhức mắt, nặng mắt thoáng qua, thỉnh thoảng thấy mắt căng tức nhẹ hoặc nhức quanh hốc mắt, mờ mắt, nhức đầu cần tới viện khám ngay.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top