Cẩn thận khi xử lý tường bị mốc

Tường bị mốc là hiện tượng khá phố biến trong nhiều gia đình. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lúng túng trong việc xử lý tường bị mốc cũng như không biết làm thế nào để phòng tránh.

Giật mình vì mốc

Chị Nguyễn Thị Nguyệt (381 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, chị khá bất ngờ khi phát hiện tường nhà mình bị mốc tấn công. Chị kể, nhà mới sửa sang và dọn về ở chưa đầy 3 – 4 năm cứ nghĩ không thể nào tường lại bị mốc đến thế. Mãi hôm vừa rồi chị tiến hành tổng vệ sinh nhà cửa, kéo phía sau tủ gỗ gần nhà vệ sinh thì thấy lưng tủ mốc đen, tường cũng mốc, bong tróc từng mảng. Chị lấy dao cạo hết phần nấm mốc, nhưng sau mấy ngày khi kiểm tra lại, chị vẫn thấy mốc “mọc”.

KS Phan Tùng Lâm, Trung tâm Tư vấn Kiến trúc Nội thất Décor, Hai Bà Trưng, Hà Nội, tường mốc là hiện tượng khá phổ biến trong nhiều gia đình. Tường nhà thường hay bị loang mốc, chủ yếu là do tường bị thấm gây ẩm, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Đây chính là lý do các khu vực tường sau lưng tủ, góc tường chỗ nhà tắm… thường là những vị trí dễ bị nấm mốc tấn công nhất.’

Thực tế, không phải loại nấm mốc nào cũng gây độc. Thông thường, những loại nấm mốc màu đen hoặc có màu sắc sặc sỡ là những loại nấm mốc gây độc. Nấm mốc tạo ra các bào tử. Những bào tử này nhỏ như những hạt bụi nhỏ li ti trôi nổi trong không khí. Các bào tử nấm mốc dính vào da có thể gây ra các bệnh ngoài ra như ghẻ hắc lào, lang ben…

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/tuong-moc-300x200.jpg

Khi thấy tường bị mốc, tuyệt đối không được chủ quan

Đặc biệt, nếu hít phải các bào tử nấm các bào tử nấm này, chúng sẽ xâm nhập vào đường hô hấp gây viêm nhiễm dẫn đến ho, viêm đường hô hấp, khó thở, mệt mỏi, thậm chí khi hít phải nấm mốc, một số người, nhất là trẻ nhỏ và người cao tuổi còn cảm thấy chóng mặt, buồn nôn…

Khi thấy xuất hiện hiện tượng nấm mốc, tuyệt đối không được chủ quan mà phải tìm cách xử lý ngay vì nấm mốc phát triển rất nhanh,nguy hiểm hơn đó còn có thể là nấm mốc độc. Nhiều người sử dụng giấy dán tường để che khuyết những vết mốc. Tuy nhiên, cách này chỉ mang tính tạm thời, không diệt được mốc và có thể làm mốc lan sang những khu vực xung quanh. Tối nhất, với những mảng mốc nhỏ, bạn có thể dùng  giấm ăn pha loãng với nước rồi lau.

Theo GS Connie Katelaris, Khoa Miễn dịch và Dị ứng, Đại học Western Sydney (Australia), cách hiệu quả hơn là dùng nước giaven, loại dung dịch khử trùng mạnh đảm bảo tiêu diệt được bào tử nấm, để quét lên chỗ tường bị nấm mốc. Khi lau nhớ đeo găng tay và sử dụng khẩu trang để tránh bị nấm mốc dính vào cơ thể. Ngoài ra, giấm, dầu trà xanh hoặc rượu cũng có thể loại bỏ được nấm mốc. Tuy nhiên, đối với những rắc rối lớn hơn liên quan đến nấm mốc, bạn cần sự hỗ trợ của các chuyên gia về vệ sinh để loại bỏ chúng.

Theo GS Connie Katelaris, nấm mốc là nguyên nhân gây hen suyễn ở những người có hệ miễn dịch yếu di truyền. Các biểu hiện của dị ứng nấm mốc gồm sổ mũi, ngứa mũi, ngứa họng, hắt hơi, chảy nước mắt.

Diệt tận gốc

KS Phan Tùng Lâm cho rằng, ngay sau khi xử lý xong vết mốc bạn phải có bước xử lý tiếp theo, bởi nếu chỉ làm sạch vết mốc đó, thì không thể giải quyết triệt để vấn đề. Khi tường bị nhiễm ẩm lại, mốc sẽ lại tái xuất hiện. Để xử lý triệt để vấn đề bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây nấm mốc, nếu do tưởng bị thấm ẩm thì cần phải tiến hành xử lý chống thấm, chống ẩm và nên xử lý cả mặt tiếp giáp bên ngoài và mặt trong của tường nhà nơi bị ẩm mốc. Bước tiếp theo nữa là xử lý bề mặt bằng sơn chống thấm, chống mốc.

Để tránh cho mọi không gian trong ngôi nhà bị mốc, việc quan trọng nhất là phải kiểm soát được độ ẩm trong không khí. Đây là “chìa khóa” quan trọng để ngăn ngừa nấm mốc phát triển trong nhà, lý do là bởi độ ẩm không khí cao sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của nấm mốc.

Nếu thấy hơi nước ngưng tụ trên bề mặt cửa kính, gương… thì độ ẩm không khí trong nhà bạn đang ở mức thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Vì vậy, khi phát hiện những nơi bị rò rỉ nước hoặc nơi ẩm ướt cần phải xử lý ngay. Các khu vực tường phía sau tủ, tường tiếp xúc với nguồn nước như khu vực nhà tắm, nấu ăn… phải thường xuyên được kiểm tra để xem có bị ẩm. Ngoài ra, cần phải xử lý chống thấm thật tốt ngay từ khi xây dựng.

Đức Anh

Theo Đời sống
back to top