Cẩn thận kẻo không mọc răng vĩnh viễn

(khoahocdoisong.vn) - Răng mọc ngầm lâu ngày khiến trẻ em gặp vấn đề rối loạn mọc răng vĩnh viễn. Nghiêm trọng hơn, chậm mọc răng vĩnh viễn gây ra hiện tượng bội nhiễm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thẩm mỹ. Vì vậy, cha mẹ thấy con thay răng sữa từ 2 tháng trở lên mà chưa mọc răng vĩnh viễn thì cần cho trẻ đi khám nha khoa để bác sĩ phát hiện sớm những bất thường và kịp thời xử lý.

Phát hiện nguyên nhân không mọc răng cửa vĩnh viễn

Bé trai Đ.N.P. (9 tuổi, quận Long Biên, Hà Nội) đến khám chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt với lý do không mọc được răng cửa vĩnh viễn. Sau khi thăm khám, tiến hành chụp phim, các bác sĩ phát hiện bé trai bị rối loạn mọc răng vĩnh viễn do răng thừa ngầm hàm trên. Đánh giá vị trí răng ngầm bất thường, cản trở việc mọc răng cửa vĩnh viễn, bé được tư vấn nhập Viện Răng Hàm Mặt T.Ư để phẫu thuật bỏ răng thừa ngầm. 

BS Ngô Thị Thu Hà, chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết, răng thừa được tìm thấy ở bất kỳ vị trí nào trên khung hàm, có thể một hay nhiều răng, đã nhú ra hoặc mọc ngầm. Nếu cha mẹ nào có con nhổ răng sữa từ 2 tháng trở lên, lợi lành thương tốt mà không thấy mọc răng vĩnh viễn thì nên cho con đi khám bác sĩ nha khoa. Hiện tượng này có thể do một số nguyên nhân như răng mọc ngầm (răng dư); mầm răng vĩnh viễn lạc chỗ hoặc sau một chấn thương như ngã, tai nạn...

Răng mọc thừa ngầm nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng như sau:

- Gây sưng lợi, đau nhức, ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn, nhai.

- Gây xô lệch, lung lay hoặc nhiễm trùng chóp, tiêu chân răng của những răng xung quanh.

- Có thể gây u, nang trong xương hàm.

- Tại vị trí mất răng, xương hàm bị tiêu hủy, mất thẩm mỹ, lâu ngày có thể khiến khuôn mặt trẻ bị biến dạng.

- Biến chứng gây nhiễm khuẩn tại chỗ, nguy hiểm hơn có thể gây nhiễm khuẩn huyết.

Răng mọc thừa ngầm chỉ được phát hiện khi thăm khám nha khoa và qua các kỹ thuật kiểm tra như chụp X-quang, chụp CT Conebeam. Chính vì vậy, việc thăm khám định kỳ răng miệng là cần thiết. Khi trẻ bắt đầu mọc răng sữa, giai đoạn 6 tháng đến 1 năm tuổi là lần khám nha khoa đầu tiên, giúp các bác sĩ phát hiện sớm nguy cơ gây bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Sau đó, mẹ đưa trẻ đi khám định kỳ 3 – 6 tháng/lần.

Vai trò quan trọng của khám răng định kỳ cho trẻ

* Đối với độ tuổi từ 6 tháng đến 1 năm:

· Đánh giá vệ sinh răng miệng;

· Dùng gạc mềm loại bỏ các mảng bám;

· Kiểm tra và điều trị những vết lở loét nếu có ở vùng miệng;

· Điều chỉnh thói quen kịp thời nếu trẻ thường xuyên sử dụng núm vú giả hoặc mút ngón tay;

· Hướng dẫn cha mẹ cách vệ sinh răng miệng, phòng chống sâu răng cho trẻ.

* Trẻ từ 1 tuổi trở lên:

· Khám hoặc chụp X-quang nhằm kiểm tra sự phát triển của răng, xương hàm, đưa ra các biện pháp điều trị các tình trạng sai lệch.

· Lấy cao răng bằng máy sử dụng hệ thống siêu âm nếu có để loại bỏ những mảng bám và vi khuẩn trên răng.

· Trám Sealant khi cần thiết để ngăn chặn vi khuẩn, dự phòng sâu răng.

· Theo dõi quá trình mọc răng vĩnh viễn, kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường như răng mọc lệch, mọc ngầm.

BS Ngô Thị Thu Hà khuyến cáo, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ duy trì thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày như chải răng để giúp hàm răng chắc khỏe, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi…; nhổ răng đúng thời điểm để tránh tình trạng chen chúc, lệch lạc của răng vĩnh viễn; thay đổi thói quen ăn uống của trẻ như hạn chế ăn đồ ngọt, bánh kẹo để có hàm răng trắng khỏe.

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top