Cần quy hoạch nghiêm túc về cây xanh

TS Nguyễn Nguyên Cương, Giám đốc Trung tâm Giáo dục, Truyền thông và Môi trường (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng, t

Ông Nguyễn Nguyên Cương.

Hà Nội không còn thảm cỏ

UBND TP Hà Nội vừa công bố quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá duy trì công viên, cây xanh trên địa bàn thành phố. Theo đó, mức giá duy trì cây cảnh, thảm cỏ được quy định tối đa là 9.400đ/m2/tháng và thấp nhất là 1.500đ/m2/tháng. Đối với cỏ lá tre, quy trình mỗi năm cắt 18 lần, cỏ nhung trung bình mỗi năm cắt 8 lần. Ông đánh giá thế nào về thay đổi này?

Về số tiền phân bổ chi phí dành cho chăm sóc, cắt tỉa cây xanh thì tôi không dám bàn, vì đó là chuyên môn của các công ty cây xanh, các đơn vị thầu. Tôi nhìn nhận ở góc độ là một chuyên gia về cây xanh thì thấy rằng việc xốc lại các hoạt động chăm sóc, cắt tỉa, đảm bảo mức giá hợp lý mà vẫn tạo ra được cảnh quan thành phố đẹp, là điều rất đáng mừng.

Lãnh đạo TP Hà Nội đang rất quan tâm đến phát triển cây xanh, không coi đó là hạng mục phụ trong phát triển. Từng cái cây, bụi cỏ, đều tạo nên một thành phố xanh. Sau một thời gian tạo ra những lùm xùm về việc cắt tỉa cây xanh thì đến nay có thể thấy là mọi việc đã đi vào guồng.

Điều ông cảm thấy băn khoăn nhất trong phát triển cây xanh của Hà Nội là gì?

Thảm cây xanh có ý nghĩa rất quan trọng với một đô thị. Việc duy trì và bảo vệ nó thế nào là điều quan trọng nhất. Tôi ví dụ đơn giản nhất, Hà Nội bây giờ có còn thảm cỏ nào đâu.

Tất cả những vỉa cỏ mà chúng ta gọi là thảm ấy thực ra chỉ là những dải cỏ ven đường thôi. Đi khắp Hà Nội (vùng nội đô) không thấy một chỗ nào có thảm cỏ rộng.

Trong khi ở các nước như Singapore họ có những thảm cỏ cực kỳ rộng trong thành phố. Còn ở ta thì…

Tôi thấy trong công viên cũng có những thảm cỏ rộng đấy chứ ạ?

Đó là những công viên chuyên để trồng cây xanh, thảm cỏ thì không nói. Còn các không gian công cộng khác, tôi cảm giác cứ hở đâu là người ta xây nhà đến đây. Ngay phía cuối đường Kim Liên để xuống hầm sang Đại Cồ Việt, có một tí đất thôi mà người ta làm mấy cái nhà cao tầng. T

rong khi cả dải đất đó chỉ rộng khoảng chục mét. Đáng lẽ những chỗ như thế phải để trồng thảm cây, thảm cỏ chứ. So với nhiều đô thị khác thì Hà Nội kém xa về lượng cây xanh.

Chỉ còn vài rẻo cỏ nhỏ nhỏ, với loạt cây trồng mới. Chúng ta phải bảo vệ hết sức thì mới duy trì được lượng cây xanh này.

“Tôi hiểu cơ chế cũng có những cái khó, nhiều khi muốn phát triển mà cứ phải họp hành, xin ý kiến, rồi đệ trình, phê duyệt thì rất lâu. Nên trong việc trồng cây xanh, cứ trồng được cây nào là tốt cây ấy. Tôi chỉ hy vọng tới đây, vai trò của nhà khoa học được thể hiện rõ ràng. Để phát triển cây xanh bền vững, bài bản, khoa học”.

Tôi thấy rất nhiều cây mới được trồng, lãnh đạo Hà Nội cũng rất quan tâm đến phát triển cây xanh đấy chứ?

Tôi cũng thấy thế, nhưng quan tâm phát triển cây xanh cũng phải bài bản. Đã đến lúc cần có một quy hoạch nghiêm túc vè cây xanh. Từ việc trồng cây gì, ở đâu, chăm sóc ra sao, duy trì, bảo vệ cây thế nào… mới có được sự phát triển bền vững.

Nguy hiểm từ thiết kế xây dựng

Cái thực trạng “hở ra là xây nhà” như ông nói cũng phải nhìn nhận ở góc độ đất ở Hà Nội có giá quá và cũng thiếu quá?

Mình cũng không nói rằng không được xây dựng để phát triển, nhưng nó phải nằm trong sự hài hòa, bền vững với thiên nhiên. Ngay như hiện nay tôi thấy, Hà Nội có rất nhiều công trình sử dụng các cửa hoàn toàn bằng kính.

Tôi chẳng hiểu vì sao người ta lại cho thiết kế xây dựng như vậy, vì nó rất nguy hại cho môi trường. Nhà kính tạo ra sự phản xạ nhiệt nóng cho môi trường.

Tôi cho là quy hoạch về thiết kế xây dựng như thế là khá kém. Trông tòa nhà thì dường như là sang trọng nhưng lại rất nguy hiểm cho môi trường. Người ta bật máy lạnh quá nhiều bởi nhà kính thì nóng lắm. Đủ thứ hệ lụy.

Cùng với nhu cầu phát triển, theo ông thì giải pháp nào để biến Hà Nội thành một thành phố xanh thực thụ?

Như tôi vừa nói, phải tích cực trồng cây. Cần phải có quy hoạch nghiêm túc về cây xanh. Năm 2005, Hà Nội báo cáo có đến 70% là cây xanh nhưng bây giờ có còn nữa đâu.

Quan trọng nhất là phải quy hoạch lại cây xanh trong thành phố một cách bài bản. Còn cứ với đà phát triển như thế này thì vài chục năm nữa, cây xanh sẽ vắng bóng.

Giống như ô tô, những tuyến phố nhỏ chỉ vài năm tới là không có chỗ để ô tô nữa. Quy hoạch nghiêm túc là phải tạo ra những không gian, quỹ đất để trồng cây xanh rất rộng, như tạo ra những lá phổi cho thành phố.

Việc Hà Nội đang trồng mới rất nhiều cây xanh hẳn là sẽ khắc phục được phần nào thực trạng như ông nói?

Trồng cây là tốt rồi, nhưng để tạo nên một thành phố xanh thì còn lâu lắm. Phải xem cây ấy là cây gì, sức sống có cao không, bảo vệ, chăm sóc thế nào trong năm, mười năm nữa.

Trồng cây gì để phát triển nhanh, để trong vài năm là có bóng mát và dễ chăm sóc, về lâu dài có thể tồn tại như một thảm cây, cũng cần phải nghiên cứu kỹ.

Trồng cây gì, tôi tưởng là cũng khá đơn giản?

Phải nghiên cứu kỹ lắm chứ, cây đô thị ảnh hưởng nhiều chứ. Về mỹ quan, về an toàn giao thông, về đủ thứ.

Nhà khoa học chưa có “chỗ đứng”

Ông đánh giá thế nào về vai trò của các nhà khoa học như ông trong việc phát triển cây xanh, thảm cỏ?

Để phát triển bền vững thì làm bất cứ cái gì cũng phải có vai trò của nhà khoa học, của người dân, cộng đồng tham gia. Nhưng trong lĩnh vực cây xanh thì dường như người ta chưa quan tâm lắm đến ý kiến đến các nhà khoa học. Cá nhân tôi thấy thì hiện nay, điều này vẫn còn là hạn chế lớn.

Nếu được đề xuất phát triển cây xanh cho Hà Nội thì ông sẽ nói gì?

Đây là những vấn đề rất dài. Nếu có một cuộc họp cụ thể với sự tham gia của nhiều chuyên gia khác nhau thì sẽ ra nhiều vấn đề, chứ không thể nói khơi khơi được.

Nhà khoa học có vai trò rất quan trọng trong quy hoạch phát triển đô thị, cây xanh. Đáng buồn là dường như các nhà khoa học chưa được thể hiện vai trò của mình, chưa có chỗ đứng trong các dự án phát triển ấy, chưa được hỏi nhiều, chưa được tham dự vào các vấn đề phát triển cây xanh.

Rất tâm huyết với cây xanh nhưng lại không được tham khảo ý kiến, ông có thấy buồn?

Thì tôi được biết, một số giáo sư, tiến sĩ về cây xanh cũng không được hỏi, mình buồn thì đâu có làm được gì.

Điều ông còn cảm thấy trăn trở nhất trong lĩnh vực phát triển cây xanh đến nay là gì?

Là việc bảo vệ cây xanh như thế nào. Trồng cây cũng tốt, nhưng bảo vệ còn quan trọng hơn. Phải bảo tồn những cây đã có, nhất là những cây có tuổi thọ cao. Từ ngày kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, tôi đã đề xuất những giải pháp bảo vệ cây xanh, nhưng đến nay cũng vẫn không thay đổi, chẳng ai làm.

Ngay ở Hà Nội, người ta vẫn chẳng ngại ngần cưa bỏ những cây cổ thụ lâu năm quý hiếm. Đâu phải cứ gắn một cái biển lên cây là bảo vệ được nó.

Trân trọng cảm ơn ông!

Tô Hội (thực hiện)

Theo Đời sống
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Trong gần 65 năm qua, với đội ngũ phóng viên và cộng tác viên đông đảo là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, Khoa học và Đời sống đã có nhiều bài viết ấn tượng, làm nên thương hiệu, tên tuổi của tờ báo khoa học hàng đầu.
back to top