Cần nguồn vốn cấp bách để chi cho giám sát, phản biện

y là một trong những ý kiến đóng góp đã nêu ra trong Hội thảo Tổng kết diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức 2017 vừa được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 15/12 tại Tam Đảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/can-nguon-von-cap-bach-de-chi-cho-giam-sat-phan-bien-1.jpg

Đoàn Chủ tịch trong Hội thảo Tổng kết Diễn đàn Khoa học của Trí thức năm 2017.

Tổng kết về diễn đàn khoa học chuyên nghiệp trí thức năm 2017, TS Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (LHHVN) cho hay, qua việc tổ chức 7 diễn đàn năm 2017 và qua 3 năm tổ chức thí điểm diễn đàn, Ban Tổ chức diễn đàn thấy nổi lên một số khó khăn, bất cập.

Cụ thể như thời gian tổ chức khó xác định nhanh chóng, kinh phí eo hẹp, kết nối với các cơ quan chức năng thường mất nhiều thời gian và thủ tục… Do đó, LHHVN cũng đã kiến nghị các cơ quan chức năng liên quan tới nội dung cần có sự phối hợp, hợp tác, cởi mở hơn nữa. Nhất là cần có cơ chế bắt buộc các cơ quan chức năng phải phản hồi ý kiến, kiến nghị…

Để phát huy hiệu quả của diễn đàn này, các đại biểu tham dự hội thảo cũng đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp.

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/can-nguon-von-cap-bach-de-chi-cho-giam-sat-phan-bien-21.jpg

Các nhà khoa học góp ý vào việc tổ chức Diễn đàn Trí thức.

Ông Phan Trường Giang, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: “Một diễn đàn được tổ chức ra thì cần có định lượng, tức là có tác động đến vấn đề nào đó, xác định rõ mục tiêu, đặc biệt là cần có kinh phí. Thực tế, chúng tôi cũng từng đề nghị tỉnh cho làm thử một số dự án để tổ chức diễn đàn, thay đổi một số vấn đề, nhưng thấy khó nên thôi”.

TS Lê Xuân Rao, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội thì cho rằng, thực sự địa phương thấy rất khó khăn để tổ chức được một diễn đàn. Bản thân Hà Nội cũng ký kết, hợp tác giữa sở này sở khác về vấn đề phản biện tư vấn nhưng cả năm không thực hiện được diễn đàn nào, vì rất khó khăn. Kế hoạch năm 2018 nếu thực hiện 9 diễn đàn hơi nhiều, trong 12 tháng chỉ cần  4 – 6 đề án, nếu cảm thấy cái nào kết luận kiến nghị có tính định lượng, khẳng định vai trò thì nên làm”.

Còn PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cho hay: “Việc thực hiện diễn đàn trí thức là một quyết định đúng đắn của Đảng, qua đây có thể tận dụng trí tuệ của đội ngũ trí thức. Nhưng phải tập hợp, lựa chọn cái nào cần làm thì ưu tiên, chuẩn bị sẵn bài viết tránh tình trạng ăn đong, chủ động thực hiện, thì 1 tháng có thể làm được 3 – 4 chủ đề. Nên có chuyên trang chuyên mục riêng cho Diễn đàn trí thức.

Trong khi đó, PGS.TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu (Mạng lưới sông ngòi Việt Nam) lại cho rằng, ngoài các hội thảo chuyên đề cần có các tạp chí lấy ý kiến các nhà khoa học trong chuyên đề, báo chí là kênh quan trọng, thực tế đã có những phản hồi tích cực từ phía cơ quan quản lý.

“Còn kinh phí để tổ chức các diễn đàn không hề khó giải quyết nếu nhà nước muốn có phản biện tốt để đưa ra các chính sách không vướng mắc”, PGS.TS Đào Trọng Tứ chỉ rõ.

Tham gia góp ý, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam lại cho rằng, tư vấn phản biện phải trực tiếp liên quan đến cơ chế chính sách nhà nước.

Thu Hà

Theo Đời sống
back to top