Cần một cơ chế sandbox cho lĩnh vực Fintech

(khoahocdoisong.vn) - Hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam ngày càng nhiều công ty tham gia, hoạt động chính trong lĩnh vực thanh toán. Nhưng thể chế quản lý hoạt động Fintech chưa được đề cập tại bất kỳ văn bản pháp lý nào.

Ông Ngô Văn Đức, Phó trưởng phòng, Vụ Thanh toán thuộc NHNN cho biết đến nay có 30 tổ chức không phải ngân hàng đã được cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, 24 ngân hàng triển khai thanh toán của QR Code; hơn 50.000 điểm chấp nhận thanh toán QR code, 76 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán của Internet và 44 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán điện thoại di động. Điều này cho thấy xu hướng tất yếu của lĩnh vực Fintech tại Việt Nam.

Nhưng còn nhiều khoảng trống pháp lý trong quản lý hệ sinh thái Fintech. Thứ nhất, thể chế quản lý hoạt động Fintech chưa được đề cập tại bất kỳ văn bản pháp lý nào. Thứ hai, chưa có quy định về đơn vị chuyên trách hỗ trợ, xử lý liên quan đến hoạt động Fintech. Thứ ba, ngoại trừ hoạt động trung gian thanh toán, cơ bản các hoạt động của Fintech chưa được quy định và điều chỉnh bởi các văn bản pháp chế hiện hành. Các quy định pháp lý hiện hành liên quan đến nghiệp vụ của các tổ chức tín dụng chưa cho phép áp dụng các giải pháp công nghệ hiện đại.

"Việc tạo ra một cơ chế sandbox cho lĩnh vực Fintech là một nhu cầu cấp thiết” - ông Ngô Văn Đức nêu ý kiến.

Fintech  thuật ngữ đại diện cho cuộc cách mạng kỹ thuật có vai trò làm thay đổi bộ mặt của ngành tài chính ngân hàng.

Theo ông Nguyễn Quang Đồng, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) cho biết, Sandbox bản chất là tận dụng được các nguồn cung, nguồn tài nguyên dư thừa để đưa người bán tìm đến người mua, từ đó giải được bài toán cân bằng giữa cung và cầu. Hiện nay, nhiều nước trong khu vực đã áp dụng Regulatory Sandbox (cơ chế thử nghiệm có kiểm soát) như: Singapore, Maylaysia, Indonesia, Thái Lan, nhưng Việt Nam thì chưa thực nghiệm khung pháp lý. 

Ông Đồng khuyến nghị Việt Nam cần thành lập một Tổ công tác Sandbox gồm các bộ liên quan như: Bộ TTTT, NHNN, Bộ GTVT, Bộ Tư pháp... tạo nên một bộ liên ngành để chia rủi ro cho từng bộ, bởi trách nhiệm không thể chỉ thuộc một bộ. Sau khi thành lập tổ công tác sẽ có Văn phòng Sandbox quốc gia để tiếp nhận đăng ký và tư vấn cho doanh nghiệp trước khi nộp đơn chính thức, đồng thời, giám sát thực thi của doanh nghiệp.

Theo Đời sống
Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, NHNN cần thực hiện nghiêm túc các giải pháp bình ổn thị trường vàng. Cần khẩn trương rà soát, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 24/2012/NĐ-CP.
back to top