Căn cứ tình hình dịch để chuyển COVID-19 từ nhóm đặc biệt nguy hiểm sang nguy hiểm

Đó là nội dung được đưa ra trong nghị quyết về chương trình phòng, chống dịch COVID-19 vừa được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký, ban hành ngày 17/3.
tiem-phu-vac-xin.jpg
Chuyển COVID-19 từ nhóm đặc biệt nguy hiểm sang nguy hiểm

Trong đó, nhiều chỉ tiêu đáng chú ý được đưa ra như: Đến hết quý 1/2022 hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm. Bảo đảm đủ văcxin và hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trước tháng 9/2022. Khẩn trương nghiên cứu tiêm văcxin mũi thứ 4 cho người lớn và mũi thứ 3 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi

Tạo mọi điều kiện thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ sản xuất, chuyển giao công nghệ, gia công, sản xuất văcxin trong nước sớm nhất có thể; triển khai ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật thông tin về người dân đã được tiêm văcxin phòng COVID-19, giám sát tỷ lệ bao phủ văcxin phòng COVID-19 và phục vụ phân bổ văcxin hợp lý, hiệu quả. Thực hiện việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu tiêm chủng để tính toán chính xác tỷ lệ bao phủ tiêm chủng..

Đảm bảo 100% người mắc COVID-19 diễn biến nặng, nguy kịch được điều trị, chăm sóc sức khỏe; 100% người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; 100% các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch phù hợp; 100% các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch an toàn…

Đặc biệt, nghị quyết nêu nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A (nhóm đặc biệt nguy hiểm) sang bệnh truyền nhiễm nhóm B (nhóm nguy hiểm); các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện giám sát thường xuyên, định kỳ và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ lây nhiễm.

Thiết lập cơ sở dữ liệu dịch tễ học phục vụ cho công tác dự báo và giám sát gồm: tình hình dịch; giám sát virus; hoạt động điều trị; tiêm chủng; khả năng và hiệu quả đáp ứng phòng, chống dịch, hiệu quả điều trị của địa phương; đánh giá kháng thể kháng virus SARS-CoV-2…

Cùng với việc tăng năng lực cơ sở y tế dự phòng, y tế cơ sở, hệ thống khám chữa bệnh, sẽ kiện toàn hệ thống cấp cứu ngoại viện, như huy động các cơ sở y tế ngoài công lập tham gia. Tăng năng lực khám, chữa bệnh gắn với bảo đảm nguồn nhân lực và chế độ cho người làm công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Nghị quyết cũng nêu ra các giải pháp đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, tài chính và hậu cần. Đơn cử như việc đảm bảo thuốc, sinh phẩm, vật tư trang thiết bị, nguồn tài chính chi cho phòng, chống dịch trên cơ sở huy động tổng thể nguồn lực, địa phương phải bố trí ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng...

Nghị quyết của Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế triển khai kịch bản phòng, chống dịch COVID-19; cho ý kiến về kịch bản, phương án bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn. Nâng cao năng lực y tế, xây dựng cơ chế xã hội hóa thuốc, vắc xin…

Các bộ ngành khác tăng cường lực lượng tham gia phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm an sinh xã hội, an dân khi tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Theo Đời sống
Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Các lợi ích từ quả, hoa đực của cây đu đủ được rất nhiều người biết đến, thế nhưng ít ai biết hạt của loại quả này cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu tiêu thụ đúng cách.
back to top