Cận cảnh nhà vệ sinh công cộng bỏ hoang, ô uế ở Hà Nội
Thiên Tuấn - Nguyễn Hải
Thực trạng nhà vệ sinh công cộng không đủ tại Hà Nội vẫn đang là vấn đề cấp thiết. Nhiều nhà vệ sinh xuống cấp, bẩn thỉu, ô uế, sử dụng sai mục đích, gây ô nhiễm môi trường....
chia sẻ
Hàng trăm nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) tại Hà Nội đang trong tình trạng xuống cấp, bỏ hoang, không có hiệu quả.
Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của NVSCC đã bị xuống cấp, hoen gỉ, hư hỏng, mất vệ sinh… gây mất mỹ quan đô thị, mất vệ sinh công cộng.
Theo ghi nhận của PV, tại đường Nguyễn Hoàng (cạnh bến xe Mỹ Đình), NVSCC sử dụng sai mục đích nhiều năm nay. Phía mặt trước cỏ cây mọc um tùm, che khuất nhà vệ sinh, phía sau nhân viên trông giữ vừa khai thác vệ sinh vừa kiêm luôn bán quán nước.
NVSCC này chỉ dành 1 khu vực nhỏ bên trái để khai thác sử dụng, khu vực bên phải thì phủ kín bằng giấy dán tường, không cho sử dụng. Hơn nữa, khu vực nhà vệ sinh ở đây không được phân riêng bên nam - nữ mà lại sử dụng chung, không có biển báo.
Toàn bộ không gian còn lại bị chiếm dụng để bán các mặt hàng như: nước, thẻ điện thoại, mì tôm…
Phía trong nhà vệ là không gian chật chội, hạ tầng xuống cấp, bồn tiểu nam bị bọc kín túi nilon không cho sử dụng, hệ thống nước không có, phải múc nước sẵn trong chậu xối...
Không có giấy vệ sinh, vòi rửa tay cũng hỏng khoá, vòi. Nhà vệ sinh bốc mùi khai nồng nặc…
Chai lọ, túi bóng, phế liệu... được treo đầy trong nhà vệ sinh. Mỗi người có nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh đều phải mất 3.000 - 5.000 đồng/lượt.
Tại đường Giáp Nhất, NVSCC bị bỏ hoang không hoạt động, cửa khoá trái. Xung quanh nhà vệ sinh nhếch nhác, toàn rác, phóng uế bừa bãi.
Nhìn vào bên trong, một cảnh tượng kinh hoàng, trong nhà vệ sinh bẩn thỉu, hôi thối, ô uế khiến người nhìn ám ảnh.
Dân số đông, NVSCC ít, không sử dụng khiến nhiều người buộc phải đi vệ sinh tuỳ tiện trên khắp các tuyến đường.
Tại đường Láng, nhiều NVSCC xập xệ, hư hỏng, trong đó có một nhà vệ sinh gần như “tan nát”. Tại đây mặc dù vẫn được nhân viên dọn dẹp nhưng trang thiết bị hầu như hư hỏng.
Hệ thống nước không có, phải đựng bằng chậu, chốt sắt gỉ sét, bồn rửa tay bị tháo...
Hệ thống đèn điện, quạt thông gió đều không còn.
Nhiều NVSCC được "trưng dụng" để đồ dùng cá nhân, hàng hoá...
Bãi tập kết rác nằm cạnh ngay NVSCC phía cổng phụ bến xe Mỹ Đình càng gây ô nhiễm và mất mỹ quan đô thị.
Bên trong nhà vệ sinh cũng xuống cấp, nhếch nhác, bẩn thỉu, nhiều người phóng uế luôn trước cửa ra vào.
>>> Mời độc giả xem thêm video Trải nghiệm nhà vệ sinh công cộng “nhìn xuyên thấu” ở Nhật Bản.
Đại lộ mang tên cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tại TP.Hồ Chí Minh, có tổng chiều dài 17,8km, chạy trên địa bàn quận 7 và huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh. Đây là tuyến đường vành đai 2, nối từ đường Huỳnh Tấn Phát tới điểm giao với QL1A.
Trong năm 2022 nước ta xảy ra nhiều thiên tai bất thường, cực đoan, trái quy luật trên các vùng miền cả nước đã làm 175 người chết, mất tích; thiệt hại về kinh tế ước khoảng 19.500 tỷ đồng và con số có thể nhiều hơn thế.
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, sắp tới, gần 1200 doanh nghiệp thuộc nhiều ngành, lĩnh vực sẽ phải cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính của cơ sở theo hướng dẫn của bộ quản lý lĩnh vực trước ngày 31/3/2023.
Lịch sử nhân loại đã từng chứng kiến nhiều cơn bão mạnh, cướp đi tính mạng của hàng nghìn người, phá hủy hàng loạt công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.
Theo báo cáo công bố hai năm một lần của Văn phòng Liên Hợp Quốc về giảm thiểu rủi ro thiên tai, trong 2 thập kỷ qua, có từ khoảng 350 đến 500 thảm họa khác nhau do thiên tai gây ra được ghi nhận, từ lũ lụt, hạn hán và bão đến động đất và dịch bệnh, với mức độ từ vừa đến lớn.
Nếu con người tiếp tục làm tăng nhiệt độ trái đất và phớt lờ rủi ro của biến đổi khí hậu thì đến năm 2030 thế giới sẽ phải đối mặt với 560 thảm họa mỗi năm. Con số khủng khiếp sẽ đẩy thêm hàng triệu người vào tình trạng đói nghèo và có thể là đáng sợ hơn thế.
"Cát tặc" liều lĩnh mang máy múc cỡ lớn, xe tải ben, máy hút… ngang nhiên khai thác cát lậu, đồng thời cất cử người trông coi nhằm trốn tránh sự kiểm tra của lực lượng chức năng những ngày cuối năm.
Theo thống kê về chất thải y tế, chỉ có 10 - 20% chất thải y tế là nguy hại. Những loại rác thải y tế nguy hại này nếu không được phân loại sẽ tiềm ẩn các mầm bệnh nguy hiểm.
Bộ Tài nguyên và Môi trường nhìn nhận thông tin của tổ chức Climate Central về dự báo TP.HCM có thể bị chìm dưới mực nước biển vào năm 2030, coi đây là cảnh báo đáng quan tâm nhưng kết quả đưa ra, còn nhiều điểm chưa chắc chắn.
Nếu thế giới nóng lên 2°C, chúng ta có khả năng sẽ mất từ 0,2% - 2,0% lượng tiền của thế giới. Nghe có vẻ nhỏ, nhưng 2% GDP toàn cầu năm 2020 là gần 2 nghìn tỷ đô la Mỹ.