Cận cảnh loài cây có duy nhất 1 chiếc lá tại Việt Nam

Không chỉ có đặc điểm khác biệt so với những loài cây khác, cây một lá còn là một loài cây “hiếm có khó tìm”.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/can-canh-loai-cay-co-duy-nhat-1-chiec-la-tai-viet-nam.jpg

Cây một lá là một loại cây rất quý hiếm và khó tìm ở nước ta. Cây có tên khoa học là Nervilia fordii Schultze hay còn được biết đến với các tên gọi khác như lan cờ, trân châu diệp, thanh thiên quỳ. Cây có duy nhất một chiếc lá hình tim. Lá thường phát triển sau khi hoa tàn. Cây ra hoa từ tháng 3 – 5, kết quả từ tháng 4 – 6. Ảnh Trungtamduoclieu.

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/can-canh-loai-cay-co-duy-nhat-1-chiec-la-tai-viet-nam-2.jpg

Ở nước ta, cây một lá mọc ở vùng núi đá vôi và ở nơi ẩm vùng chân núi của cá tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Hòa Bình, Ninh Bình. Trên thế giới, cây một lá còn phân bố ở Trung Quốc, Thái Lan. Ảnh Tranthanhhai.

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/can-canh-loai-cay-co-duy-nhat-1-chiec-la-tai-viet-nam-4.jpg

Ở nước ta, cây một lá mới chỉ phát triển khai thác mấy năm gần đây và chủ yếu để xuất khẩu. Ảnh Pinimg.

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/can-canh-loai-cay-co-duy-nhat-1-chiec-la-tai-viet-nam-5.jpg

Tất cả các bộ phận của cây một lá đều có thể dùng làm thuốc. Cây có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Ảnh Blogspot.

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/can-canh-loai-cay-co-duy-nhat-1-chiec-la-tai-viet-nam-6.jpg

Ở nước ta, lá của cây một lá thường được sử dụng để giải độc, nhất là ngộ độc nấm. Ảnh Namnguyenduoc.

Hà Nguyễn (tổng hợp)

Theo Đời sống
Cung đường phượt ven biển đẹp nhất Việt Nam

Cung đường phượt ven biển đẹp nhất Việt Nam

Bàu Trắng là địa danh du lịch còn khá hoang sơ của tỉnh Bình Thuận, với tâm điểm là một hồ nước ngọt tự nhiên rộng lớn, được bao phủ bởi những đồi cát mênh mông trải dài. 
Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Sagittarius A* là lỗ đen quái vật nằm ở trung tâm Milky Way (Ngân Hà), là thiên hà mà Trái Đất trú ngụ. Những hình ảnh mới chụp được bởi Kính thiên văn Event Horizon (EHT) đã hé lộ một bức tranh mới về lỗ đen này.
Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn hổ đã không hề thay đổi trong hơn 10 triệu năm. Nguyên nhân là loại độc này nhắm đến prothrombin, một protein giúp đông máu và đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sinh vật.
back to top