Cân bằng âm dương khi ăn chay

(khoahocdoisong.vn) - Không phải ai cũng cần ăn chay để thanh lọc cơ thể, ăn chay cần kiêng cữ với người có chứng bệnh tỳ vị hư hàn, hay lạnh bụng, đau bụng tiêu chảy.

Mặc dù người không béo, không thừa cân nhưng bà Nguyễn Thị Huệ (Linh Đàm, HN) nghe lời mấy bà hàng xóm nên chuyển sang ăn chay. Bà Huệ bảo, không phải béo mới cần ăn chay mà gầy cũng phải ăn chay để thanh lọc cơ thể, khối người gầy mà vẫn mỡ máu, tiểu đường. Từ lúc chuyển sang ăn chay bà hay mắc chứng sợ lạnh, đi ngoài phân sống, da xanh, ai cũng ái ngại cho bà.

Lời bàn: BS Nguyễn Phan Trúc Nguyên, Vũng Tàu cho biết, không phải ai cũng cần ăn chay để thanh lọc cơ thể. Không nên ăn chay khi có chứng bệnh tỳ vị hư hàn, hay lạnh bụng, đau bụng tiêu chảy; chứng đi cầu sống phân, chứng bụng đầy chậm tiêu; chứng dương khí hư đang mùa hè cũng sợ lạnh sợ gió; chứng phong hàn thấp người nặng nề tay chân hay lạnh nhức mỏi; bệnh ốm lâu ngày cơ năng nội tạng suy giảm không sưởi ấm cơ thể; sản phụ sau sinh ăn kém, thiếu sữa; chứng da xanh mét; chứng ngoại cảm phong hàn nội dương hư khí hư cũng cần hạn chế.

Với những người này, khi chế biến rau củ quả nên luộc xào, cho nhiều gia vị gừng, tiêu và gia vị cay ấm, hoặc thêm mắm muối vị mặn một chút để cân bằng âm dương K/Na. Người ăn chay nếu dương khí hư, hay mệt mỏi, sợ lạnh sợ gió, hạn chế nhóm thực phẩm rau củ quả “bổ âm”, nhất là vị chua đắng quá nếu dùng nhiều có thể dẫn đến thừa âm thiếu dương. Thực phẩm ăn chay cũng như ăn mặn đều có hai mặt, nếu biết sử dụng phù hợp cân bằng âm dương sẽ mang lại sức khỏe, ngăn ngừa nhiều bệnh tật. Gầy vẫn có thể ăn chay được nhưng phải đảm bảo đủ chất, sử dụng thực phẩm hợp lý để nâng cao sức khỏe.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top