Cam thảo bắc trị loét dạ dày

Cam thảo Bắc còn có tên là bắc cam thảo, cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão… Trước đây không có ở nước ta, nhưng hiện nay nó đã được trồng phổ biến để làm thuốc.

Cam thảo bắc trị nhiều bệnh

Cây cam thảo là một cây sống lâu năm, cây mọc khỏe vào mùa xuan hạ, và thu, đến mùa đông thì kém phát triền, sang năm sau cây lại mọc tốt. Cam thảo là rễ và thân cây sấy khô, phơi khô. Trước kia, tây y chỉ coi cam thảo như là một vị thuốc phụ để hỗ trợ, làm cho đơn thuốc dễ uống. Trái lại Đông y coi cam thảo là một vị thuốc quý, chữa được nhiều bệnh.

Theo tài liệu cổ, cam thảo có vị ngọt, tính bình vào 12 đường kinh. Có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc. Một số công dụng của cam thảo như sau:

*Chữa loét dạ dày và ruột: cam thảo 2 phần, nước cất một phần, hòa toan. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ. Uống 7-10 ngày rồi nghỉ vài ngày uống tiếp.

* Chữa mụn nhọt, ngộ độc: dùng cao cam thảo mềm, ngày uống 1-2 thìa con.

TS.BS Lê Thị Thanh Nhạn, Học viện YDHCTVN

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top