Cảm phong hàn không chườm lạnh

(khoahocdoisong.vn) - ở vùng nông thôn, khi bị cảm lạnh, bà con không nên chườm đá hay khăn lạnh vì khi đó, nhiệt độ trong cơ thể xuống thấp, hàn tà xâm nhập vào kinh lạc, tạng phủ gây tắc nghẽn sự lưu thông khí huyết và rối loạn công năng của các tạng phủ, dẫn đến rối loạn thân nhiệt.

Ông Trần Văn K (63 tuổi, Hưng Yên) đêm dậy ra sân đi vệ sinh, khi vào bị cảm, người lạnh toát, hai hàm răng đánh vào nhau cầm cập, chân tay run rẩy. Đắp chăn ấm một lúc, hết rét ông lại chuyển sang sốt nóng, trên 39 °. Nhà hết thuốc hạ sốt nên vợ ông bèn lấy khăn bọc viên đá chườm cho ông khỏi sốt, chườm cả cổ, trán và bẹn, hai bên gáy đến khi ông hết sốt mới thôi. Hôm sau ông thấy ho, khó thở, đau ngực, người mệt mỏi, đau khắp các cơ bắp, các khớp như rời khỏi nhau ra. Gia đình đưa ông đi bệnh viện, được bác sĩ cho biết ông bị viêm phổi cấp, người giá do lạnh.

Lời bàn: BS Kim Lan (nguyên cán bộ Viện Châm cứu T.Ư) cho biết, ở vùng nông thôn, khi bị cảm lạnh, bà con không nên chườm đá hay khăn lạnh vì khi đó, nhiệt độ trong cơ thể xuống thấp, hàn tà xâm nhập vào kinh lạc, tạng phủ gây tắc nghẽn sự lưu thông khí huyết và rối loạn công năng của các tạng phủ, dẫn đến rối loạn thân nhiệt.

Khi bị cảm lạnh cần ủ chăn ấm, uống nước gừng đường nóng, xoa các loại dầu nóng như dầu tràm, dầu quế vào lòng bàn chân, bàn tay, thái dương hay ngáy. Bôi dọc theo cột sống lưng cho hàn tà trục xuất ra ngoài. Nằm nơi kín gió. Ở vùng nông thôn, thường người gìa đêm đi vệ sinh cần để bô trong nhà, ra ngoài lạnh dễ bị đột tử.

PT ghi

Theo Đời sống
back to top