Cảm biến hiệu suất cao từ nền tảng laser

(khoahocdoisong.vn) - Các nhà khoa học tại Đại học Khoa học & Công nghệ King Abdullah (Ả Rập Xê Út) đã phát triển một phương pháp đơn giản sử dụng chùm tia laser để tạo ra các điện cực graphene hiệu suất cao.

Các điện cực bao gồm graphene, một dạng carbon không điển hình, có thể biến đổi cách thức phát hiện và đo lường các chất hoạt tính điện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ an toàn thực phẩm và chẩn đoán lâm sàng đến giám sát môi trường. Graphene bao gồm nhiều tấm nguyên tử carbon siêu mỏng và có trật tự cấu trúc hình tổ ong. Kiến trúc nhiều lớp này cung cấp cho vật liệu các đặc tính điện tử đặc biệt, nhất là tính dẫn điện và hoạt động điện xúc tác, cũng như các tính năng vật lý hữu ích để chế tạo cảm biến điện hóa.

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp đơn giản và có thể mở rộng để chuyển đổi các màng tiền chất polymer hoặc carbon thành điện cực graphene bằng cách sử dụng chùm tia laser. Phương pháp này tạo ra các điện cực đa lớp ba chiều đồng nhất, kết hợp độ xốp và diện tích bề mặt cao, cần thiết cho các nền tảng cảm biến điện hóa và cảm biến sinh học thế hệ tiếp theo. Tất cả các hợp chất được thử nghiệm đều cho thấy hoạt tính điện xúc tác trên nền graphene cao hơn so với các hệ thống thông thường sử dụng điện cực carbon.
 

Theo Scitechdaily
back to top