Cách xử lý khi chè bị ẩm

Khi chè bị ẩm, bạn đừng phơi ra nắng, ánh nắng Mặt Trời có thể làm hỏng chè, tốt nhất là cho lên chảo để sao (sấy), khi thấy cánh chè bắt đầu giòn thì tắt bếp, để nguội rồi cho vào hộp kín.

Hỏi: Tôi mua 3kg chè về uống dần, nhưng mới uống được một nửa, chè bị ẩm, cánh chè mềm, tôi phải làm sao?

Nguyễn Thị Nguyệt Anh (Hà Nội)

Khi chè bị ẩm, bạn phải xử lý ngay để tránh cho chè khỏi bị mốc.

GS.TS Nguyễn Ngọc Kính, Hội KH&CN Chè Việt Nam: Chè có đặc tính là hút ẩm rất nhanh. Vì vậy, với chè, người ta thường không mua nhiều mà mua đến đâu, uống đến đấy, hoặc lỡ mua nhiều thì phải làm tốt khâu bảo quản (phải bảo quản thật kín).

Trong trường hợp chè đã bị ẩm, uống mất ngon mà không xử lý nhanh còn khiến chè bị mốc. Bạn đừng phơi ra nắng, ánh nắng Mặt Trời có thể làm hỏng chè, tốt nhất là cho nên chảo để sao (sấy), khi thấy cánh chè bắt đầu giòn thì tắt bếp, để nguội rồi cho vào hộp kín, nếu nhiều thì có thể chia làm nhiều hộp. Nếu bảo quản trong túi nilon nên sử dụng nhiều lớp túi nilon để đảm bảo kín.

Sơn Hà (ghi)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top