Cách thở bổ dưỡng tạng tỳ

(khoahocdoisong.vn) - Tỳ (lá lách) là cơ quan quan trọng trong việc hấp thu tiêu hóa đồ ăn thức uống thành các chất dinh dưỡng đưa đến các tạng phủ. Việc luyện cho tỳ khỏe không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn khiến cả cơ thể được khỏe mạnh.

Trong Đông y, tỳ được coi là cơ quan vận hóa thủy cốc (các loại đồ ăn thức uống), tức là tỳ có nhiệm vụ hấp thu tiêu hoá đồ ăn thức uống, khiến cho thủy cốc hóa được thành các chất tinh vi đi nuôi cơ thể. Hơn nữa, đồ ăn thức uống sau khi trải qua hấp thụ, tinh hoa thủy cốc lại dựa vào sự chuyên chở của tỳ và tác dụng tán tinh mà chuyển lên Ppế, bởi tạng phế mà rót vào tâm mạch, hoá thành huyết khí, lại nhờ thông qua kinh mạch mà chuyên chở đi toàn thân để dinh dưỡng cho ngũ tạng lục phủ, tứ chi bách hài, đến bì mao, cân nhục và các tổ chức cơ quan khác.

Nói tóm lại, sự duy trì tinh hoa thủy cốc cần thiết cho sinh lý hoạt động bình thường của tạng phủ, đều phải dựa vào tác dụng vận hoá của tỳ. Do ăn uống thủy cốc là nguồn gốc chủ yếu của vật chất dinh dưỡng cần thiết cho sự duy trì hoạt động sinh mệnh của con người sau khi sinh ra, cũng là cơ sở vật chất của sự sinh thành khí huyết. Sự vận hoá đồ ăn thức uống tất nhiên là do tỳ làm chủ, cho nên nói tỳ là gốc của hậu thiên, là nguồn của sinh hóa khí huyết. Vì vậy, tập luyện khỏe tỳ cũng là cách giúp toàn cơ thể khỏe mạnh.

Chuẩn bị: Ngồi dưới sàn, một chân co, một chân duỗi, 2 tay chắp trước ngực như bái Phật

Hành pháp: Hít vào 2 tay hoành từ trước ra sau như bơi ếch, thở ra trở về tư thế ban đầu. Thực hiện liên tục như vậy nhiều lần. Tiếp tục: Hai chân quỳ thẳng, 2 bàn tay chống xuống mặt đất ở 2 bên chân, đồng thời ngoái đầu lại nhìn phía sau bên phải và bên trái nhiều lần.

Thở trung quản: Ngồi khoanh chân, 2 bàn tay đặt chồng lên nhau trước đùi. Hít vào nén khí tụ lại ở Trung quản (trên rốn 3 - 4cm) thở ra thả lỏng toàn thân. Thực hiện nhiều lần.

Bài tập này có tác dụng xua phong tà khí tích tụ ở lách, hồi phục chức năng tỳ vị.

BS.VS Nguyễn Văn Thắng (Chưởng môn phái Khí công Thăng Long)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top