Cách phòng và xử lý mọt gạo

Mọt gạo là loài côn trùng khá phổ biến. Nhiều gia đình khi mua gạo về để mấy hôm thấy mọt gạo bò khắp thùng gạo nên rất lo lắng. Theo chuyên gia, việc xử lý mọt gạo không hề khó.

Hỏi: Tại sao lúc mới mua gạo tôi không thấy có mọt nhưng sau 1 tháng lại thấy mọt trong gạo. Khi gạo có mọt tôi phải làm sao?

Nguyễn Hải Ngọc (Hà Nội)

Việc xử lý mọt gạo không quá khó.

GS. TS Bùi Công Hiển, Trung tâm Ứng dụng Côn trùng học: Mọt gạo là loài côn trùng khá phổ biến. Nhiều người lúc mua gạo không phát hiện có mọt, nhưng về để vài ngày thì thấy mọt gạo bò khắp thùng gạo.

Lý do là gạo đã bị nhiễm mọt từ nơi sản xuất, kho chứa lúa gạo… Con sâu (ấu trùng) mọt đã nằm ở bên trong hạt gạo nên khi mua chúng ta không nhìn thấy nhưng để một thời gian sâu nở ra mọt chui ra ngoài, nên nhìn thấy.

Đối với mọt gạo, cần xử lý ngay chỗ gạo bị mọt (bỏ đi hoặc giết cơ học bằng tay). Bạn đổ gạo ra miếng nilon, chờ mọt gạo bò ra phía bên ngoài thì gom lại và giết cơ học. Ngoài ra, cần phải vệ sinh dụng cụ đựng gạo sạch sẽ. Nhiều người dùng tỏi, ớt để xử lý mọt là không hiệu quả bởi mùi của tỏi, ớt chỉ có tác dụng xua đuổi chứ không diệt trừ tận gốc.

Mọt gạo không thể tồn tại ở ngũ cốc khô vì vậy người dân không nên để gạo quá lâu (chỉ nên mua gạo ăn trong vòng 1 tuần – 10 ngày, ăn hết lại mua) và nên để gạo ở trong thùng kín có nắp đậy để tránh gạo bị ẩm tạo điều kiện cho mọt phát triển.

Sơn Hà

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top