Cách ngâm rượu đinh lăng trị mất ngủ

Bạn Triệu Xuân Thành

Cây Đinh lăng, còn được gọi với tên quen thuộc là cây gỏi cá, vì hay được dùng như một loại rau ghém ăn chung với cá. Tên khoa học là Polycias fructicosa, thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Cây có nhiều loại khác nhau ở hình dạng và kích thước của lá, có Đinh lăng lá tròn, lá xẻ thùy lông chim, lá kép 1 – 3 lần. Người ta dùng cả thân, lá và rễ để làm thuốc.

Người ta thu hoạch rễ cây từ những cây được trồng sau hơn 3 năm hoặc hơn, đem về rửa sạch, phơi trong mát cho khô và để giữ được phẩm chất, để dành dùng lâu rễ vẫn còn mùi thơm. Lá thu hái quanh năm, thường dùng tươi ăn như rau sống.

Khi dùng rễ, có thể để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5% rồi sao qua, tẩm thêm 5% mật ong, sao vàng thơm. Đinh lăng có vị đắng, ngọt, tính mát, mùi thơm, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng làm tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống được hiện tượng mệt mỏi, làm cho cơ thể ăn ngon, ngủ yên, giúp mau lên cân.

Rễ đinh lăng

Theo các kết quả nghiên cứu, trong rễ Đinh lăng có chứa nhiều Saponin có tác dụng như Nhân sâm, nhiều sinh tố B1, ngoài ra rễ còn chứa khoảng 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể nhờ đó mà Đinh lăng còn giúp cho tăng trí nhớ nên rất tốt cho người lao động bằng trí óc hoặc các sĩ tử trong mùa thi.

Ngoài công dụng trên, rễ Đinh lăng thường được dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẩn ngứa. Lấy rễ đinh lăng sao vàng, khử thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú.

Lá Đinh lăng cũng được dùng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy. Tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, ban sởi, chữa ho ra máu, kiết lỵ.

Theo kinh nghiệm dân gian, để phòng chống bệnh co giật cho trẻ em hoặc trẻ mới sinh, người ta lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Phối hợp với sữa ong chúa làm thuốc bổ là rất tốt.

Cách ngâm rượu đinh lăng: Rễ Đinh lăng khô khoảng 200g tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu ngon có độ cồn từ 35 – 40o trong 15 ngày. Thỉnh thoảng lắc đều. Có thể pha thêm một ít mật ong, hoặc bột phấn hoa khi uống rất tốt cho người suy nhược cơ thể, người mới ốm dậy. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 10ml, uống trước bữa ăn độ 30 phút.

Khi ngâm rượu còn có thể phối hợp chung các vị thuốc bổ khí huyết như Bạch truật, Bạch thược, Đảng sâm, Hoàng kỳ, Thục địa, Đương quy, Hà thủ ô đỏ, các vị thuốc bổ thận như Đỗ trọng, Câu kỷ, sẽ giúp khí huyết lưu thông, ăn ngon, ngủ yên, tăng cường sinh lực.

Ly Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top