Cách ly nghiêm túc sẽ cắt đứt đường lây truyền

(khoahocdoisong.vn) - Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, lây lan ra 15 tỉnh thành với nhiều ca lây nhiễm từ F1. Để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, mỗi chúng ta cần thực hiện tốt vai trò của mình.

Tính đến 6h ngày 18/8, Việt Nam có tổng cộng 983 ca mắc Covid-19, trong đó 645 ca do lây nhiễm trong nước, riêng số ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 505 ca. Kể từ 0h ngày 19/8, Hà Nội sẽ thực hiện giãn cách tại các quán cà phê, quán bia, yêu cầu mọi người giữ khoảng cách 1m.

Điều đáng lo ngại là không chỉ ở trung tâm dịch Đà Nẵng mà ở Hà Nội, Hải Dương... đã xuất hiện các ca là F1 bị lây nhiễm Covid-19. Vì vậy, nếu không làm tốt công tác kiểm soát dịch, có thể sẽ xảy ra việc lây nhiễm chéo.

Trả lời về vấn đề này, PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư, Phó Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế cho biết, F1 chính là những người tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong vòng 2m, không kể là tiếp xúc trong thời gian bao lâu. Đã tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nên F1 có nguy cơ rất cao bị lây bệnh. Có thể coi F1 chính là những bệnh nhân tiềm tàng. Vì vậy, việc truy vết F1 ngay khi phát hiện ca bệnh Covid-19 hay ca bệnh nghi ngờ mắc Covid-19 là yếu tố cực kỳ then chốt, quyết định trong việc chống dịch.

Muốn phát hiện sớm không có cách nào khác là phải giám sát và xét nghiệm. Và một trong các cách quan trọng để phát hiện được F1 chính là phải truy vết.

Chính vì vậy, việc chống dịch trên toàn quốc phải tuân thủ nguyên tắc: “Truy vết F1 một cách thần tốc”. Có nghĩa là phải nhanh, phải kiên quyết không được bỏ sót F1. Đồng thời không được cho F1 tự cách ly tại nhà vì việc cách ly tại nhà không triệt để, khó kiểm soát. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, đối với người F1 Bộ Y tế yêu cầu phải cách ly bắt buộc tại cơ sở cách ly tập trung có sự quản lý theo dõi giám sát của nhân viên y tế.

Hơn nữa, ngay trong khu cách ly F 1 cũng phải tuân thủ triệt để các quy định để tránh lây nhiễm chéo bệnh (nếu có) sang nhau.

Thúy Nga

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top