Cách điều chỉnh thông tin tiêm phòng trên Sổ Sức khỏe điện tử

Ngày 11.9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông báo đóng kênh tiếp nhận điều chỉnh thông tin tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 của người dân TP.HCM trên Sổ Sức khỏe điện tử đã được triển khai từ cuối tháng 8.
 /// Chụp màn hình - Chụp màn hình

Chụp màn hình

Từ nay khi có nhu cầu điều chỉnh thông tin, người dân có thể gửi trực tiếp yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 qua các bước sau:

Bước 1: Truy cập đường dẫn https://tiemchungcovid19.gov.vn, chọn mục “Phản ánh thông tin” (màu cam, phía bên phải giao diện website) hoặc truy cập đường dẫn https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/portal-report.

Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cần thiết bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, điện thoại, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, tỉnh/thành phố… và lựa chọn loại phản ánh phù hợp.

Bước 3: Điền thông tin mũi tiêm và tải hình ảnh/file “Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin Covid-19”.

Bước 4: Nhập mã xác nhận và bấm “Gửi phản hồi”.

Bước 5: Nhập mã OTP nhận được từ số điện thoại cung cấp tại bước 2 vào phần “Xác thực OTP” và bấm “Xác nhận” để kết thúc phản ánh.

Theo HCDC, Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 do Bộ Y tế và Bộ Thông tin - Truyền thông phối hợp thực hiện, cho phép người dân, tổ chức đăng ký tiêm, tra cứu chứng nhận tiêm; đăng ký cơ sở tiêm chủng; công khai thông tin về số lượng vắc xin, phân bổ vắc xin, số lượng đối tượng đăng ký, đã tiêm, kết quả tiêm chủng.

HCDC đang phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý và điều chỉnh thông tin tiêm chủng người dân đã cung cấp qua kênh tiếp nhận của HCDC, khi thông tin đảm bảo tính chính xác và có “Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin Covid-19” đúng quy định.

Theo thanhnien.vn
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top