Cách chế biến mộc nhĩ trắng làm thuốc

Mộc nhĩ trắng còn gọi là bạch nhĩ tử, sinh trưởng trên những cây gỗ thích hợp, có giá trị cao về mặt dinh dưỡng, và làm thuốc. Dưới đây là cách chế biến mộc nhĩ trắng làm thuốc.

• Canh mộc nhĩ hải sâm ngừa ung thư

Vị thuốc quý từ mộc nhĩ trắng.

Theo số liệu nghiên cứu, mộc nhĩ trắng có rất nhiều chất dinh dưỡng, chất keo dính giàu axit amin, 17 loại axit và 10% là albumin. Ngoài ra còn có nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể.

Cứ 100g mộc nhĩ trắng cho ta 5g albumin thô, 0,6g mỡ béo thô, 3g chất xơ thô, 79g đường, 380g canxi, 30g sắt, 50g lưu huỳnh, các loại muối khoáng như magie, kali, natri và một số thành phần khác.

Do có nhiều dinh dưỡng nên mộc nhĩ trắng là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Ngoài tác dụng bổ toàn thân, mộc nhĩ trắng còn có tác dụng chữa bệnh.

Cách chế biến mộc nhĩ trắng làm thuốc

*Chữa bệnh ho khan, ho có đờm, ho ra máu, miệng khát, trong người nóng nhiệt do âm hư, háo… Mộc nhĩ trắng 10g, bách hợp 12g, sa sâm 12g, đường phèn vừ đủ. Sắc lên ngày 1 thang uống chia 3 lần trong ngày, uống nguội.

*Suy nhược cơ thể, gầy yếu ăn không ngon, ngủ không sâu, hay chập chờn, hoảng hốt, khát nước nhiều, chân tay nóng, miệng khô họng rát. Mộc nhĩ trắng 5g, ý dĩ 5g, hầm như khi chín cho đường phèn vừa đủ. Ăn trong ngày, ăn liên tục khi nào cơ thể hấp thu tốt thì dừng.

*Viêm thận mạn tính, nước tiểu trắng đục, lượng ít, có cặn hay đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh. Mộc nhĩ trắng 15g, đẳng sâm 15g, hoàng mãn 15g. Ba vị này rửa sạch nấu thành súp ăn hàng ngày. Có hiệu quả tốt và nước tiểu trong.

*Tiểu bón, nóng trong bụng, dạ dày tiêu hóa không tốt, khí âm không đủ, hay ợ hơi, ợ chua, nóng cổ do trào ngược dạ dày: Mộc nhĩ trắng 10g, ngọc trúc 15g, đường phèn vừa đủ, thái từ âm 10g, nguyên sâm 10g. Sắc lên uống trong ngày, rất tốt cho tiêu hóa và dạ dày ổn định, không còn trào ngược.

BS Kim Ngân (Phòng khám phố Vĩnh Hồ, Hà Nội)

Theo Đời sống
back to top