Cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo mùa

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, vì vậy, cách chăm sóc cho bé vào mỗi mùa cũng có sự khác biệt.

Chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào là điều rất quan trọng để giúp bảo vệ sức khỏe, đồng thời thúc đẩy sự phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là những lưu ý cha mẹ cần biết để chăm sóc trẻ khỏe mạnh trong từng mùa.

Mùa lạnh

Giữ ấm cho trẻ

Duy trì nhiệt độ ấm trong suốt mùa đông lạnh. Đóng tất cả cửa sổ vào ban đêm để tránh không khí lạnh vào nhà. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo trong nhà luôn thoáng gió, không quá kín.

Mặc quần áo ấm áp nhưng thoải mái. Nếu nhiệt độ phòng ấm áp, trẻ không cần mặc quá nhiều lớp quần áo, nên đeo găng tay và tất chân đầy đủ.

Kiểm tra mồ hôi cho bé thường xuyên. Nếu con đổ mồ hôi, cởi bớt lớp quần áo, dùng khăn khô lau mồ hôi.

Cach cham soc tre so sinh theo mua hinh anh 1
Trẻ sơ sinh cần được chăm sóc cẩn thận để bảo vệ sức khỏe. Ảnh: Parents.

Vệ sinh cơ thể

Trẻ vẫn nên được tắm, lau người để giúp da thông thoáng, loại bỏ mồ hôi và chất bẩn trên da. Trẻ nên tắm 2-3 lần một tuần, khoảng 5-7 phút bằng nước ấm trong phòng kín gió.

Tăng cường hệ miễn dịch

- Tiêm chủng đúng lịch. Điều này sẽ giúp trẻ an toàn, phòng ngừa những căn bệnh trong mùa đông. 

- Nuôi con bằng sữa mẹ: Cho con bú sữa mẹ là cách tốt nhất để tăng khả năng miễn dịch, kiểm soát bệnh và nhiễm trùng cho em bé. Cố gắng cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

- Massage cho bé: Điều này sẽ giúp cải thiện lưu thông máu và hệ miễn dịch. Bạn có thể sử dụng dầu olive, dầu hạnh nhân hoặc dầu dừa. Hãy chắc chắn đóng cửa và giữ ấm phòng khi massage. Thực hiện 1-2 giờ trước khi tắm hoặc trước khi ngủ để giúp bé ngủ ngon hơn.

- Dưỡng ẩm cho da thường xuyên: Da của trẻ sơ sinh nhạy cảm và dễ thay đổi trong mùa đông. Vì vậy, đừng quên chăm sóc da cho bé. Thoa dầu dưỡng và kem dưỡng ẩm trước và sau khi tắm cho bé để làm mềm da, giữ bé được ấm áp.

Mùa nóng

Chế độ ăn uống

- Đảm bảo cho bé mẹ bú thường xuyên để tránh mất nước. Trẻ đổ mồ hôi nhiều có thể dẫn đến mất chất lỏng trong cơ thể.

- Nếu bé uống sữa bột, cần bảo quản cẩn thận lượng sữa thừa và hộp sữa bột vì chúng dễ bị hư hỏng.

- Khi đi chơi ngoài trời, nên chọn thực phẩm như trái cây, bánh quy cho trẻ. Đồ ăn nấu chín có thể bị hư hỏng do thời tiết nóng.

Nhiệt độ phòng

- Giữ phòng luôn thoáng khí.

- Nếu sử dụng máy điều hòa, không nên hạ thấp nhiệt độ dưới 26 độ C. Tuy nhiên, sử dụng điều hòa quá nhiều có thể khiến không khí trong phòng ngột ngạt, khó chịu. 

Vệ sinh cơ thể

- Lau khô mồ hôi những vùng da ở cổ, lưng, bẹn để tránh rôm sảy, mẩn ngứa. 

- Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi.

- Tắm trung bình mỗi ngày 1 lần bằng nước ấm khoảng 37-38 độ C.

7 dấu hiệu cảnh báo trẻ sơ sinh cần đi khám ngay lập tức Xuất hiện những vết chàm mới trên người, rụng tóc, thay đổi hành vi, ngủ ngáy to... là những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh bạn cần cho trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Theo news.zing.vn
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top