Cách ăn mỳ tôm không hại sức khỏe

(khoahocdoisong.vn) - Mỳ tôm ăn sống, mỳ úp, lẩu thả mỳ tôm vào đang là món ăn tiện lợi và ngon miệng đối với nhiều bạn trẻ, cả các cháu nhỏ, các cháu học sinh. Mặc dù tiện nhưng ăn nhiều mỳ tôm lại rất nguy hại cho sức khỏe.

Theo các chuyên gia, trong thành phần chủ yếu của mỳ ăn liền là carbohydrate, trong khi con người muốn khỏe mạnh thì cần có 6 chất là protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Nếu ăn nhiều mỳ tôm dễ thiếu hụt một trong 6 dưỡng chất trên làm cơ thể mệt mỏi, tình trạng kéo dài sẽ dễ sinh bệnh. Tại các siêu thị người ta bày bán rất nhiều gói mỳ cao cấp nhưng kể cả ăn các gói mỳ cao cấp này thì cơ thể cũng không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Trẻ đi học thường sợ đến trường muộn, vậy là cha mẹ cho trẻ úp mỳ ăn. Nếu ăn thường xuyên, cơ thể nạp quá nhiều carbohydrate và chất béo, khiến trẻ dễ béo phì, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao…

ThS.BS Lê Thị Hải, nguyên Trưởng phòng Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, đôi khi bà cũng ăn mỳ tôm nhưng bao giờ cũng bỏ gói mỡ đi và tốt nhất là ăn mỳ không chiên vì sử dụng mỳ chiên, dầu hoặc mỡ rất dễ bị ôi khét do quá trình peroxyt hóa bởi oxy không khí. Các axit béo trong dầu có rất nhiều nối đôi và nối ba (axit béo không no) các nối này dễ bị oxy của không khí phản ứng, biến thành peroxyt, sau đó biến thành các hợp chất có kích thước nhỏ hơn là aldehyt hoặc xeton có mùi ôi khét không tốt cho sức khỏe. Các nhà khoa học khi nghiên cứu đã phát hiện, khi bị hydrogel hóa, một lượng nhất định chất béo ở dạng cis biến thành dạng trans, axit béo dạng trans có hại cho hệ tim mạch, làm tăng nguy cơ gây ung thư.

Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, theo các chuyên gia, nên ăn mỳ tôm tối đa 1 - 2 lần/tuần. Khi ăn nên bỏ gói mỡ đi, chọn mỳ không chiên để giảm mỡ, giảm chất bảo quản trong sợi mỳ. Khi ăn nên ăn nhiều rau xanh, nên cho thêm thịt nạc để bổ sung thêm dinh dưỡng.

Theo KH&ĐS
Táo bón khó tăng cân

Táo bón khó tăng cân

Táo bón là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, là vấn đề gây lo lắng cho các bậc cha mẹ, là một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm lớn. Nếu trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Trẻ em Việt Nam đang tiêu thụ quá mức các thực phẩm được chế biến sẵn (chứa nhiều đường, muối và chất béo), các thực phẩm không lành mạnh bao gồm nước ngọt và thức ăn nhanh. Khẩu phần ăn không ăn đủ trái cây, rau quả có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất, thiếu vận động… là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng.
Gan giúp sáng mắt

Gan giúp sáng mắt

(khoahocdoisong.vn) - Gan động vật rất giàu dinh dưỡng, protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, đây là cơ quan nội tạng có nhiệm vụ chuyển hóa và giải độc cho cơ thể, nên nhiều người e ngại khi sử dụng loại thực phẩm này.
Cà chua giàu dinh dưỡng

Cà chua giàu dinh dưỡng

(khoahocdoisong.vn) - Cà chua là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong 100g cà chua chứa: nước 94,78g, năng lượng 16 kcal, protein 1,16g, carbohydrate 3,18g, canxi 5 mg, chất xơ 0,9g và vô vàn vitamin.
Món ăn tốt cho gan

Món ăn tốt cho gan

(khoahocdoisong.vn) - Gan rất quan trọng, nếu không biết cách bảo vệ sẽ khiến cho chức năng gan suy giảm, một khi suy giảm sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe.
back to top