Các tinh thể nano "nhấp nháy" có thể chuyển đổi CO2 thành nhiên liệu

(khoahocdoisong.vn) - Hãy tưởng tượng những tinh thể siêu nhỏ "chớp chớp" như đom đóm, có thể chuyển đổi carbon dioxide, chất khí chính gây lên biến đổi khí hậu thành nhiên liệu sử dụng thường ngày.

Theo một báo cáo nghiên cứu trên Tạp chí Angewandte Chemie, nhóm các nhà khoa học của Đại học Rutgers đã chế tạo ra những tinh thể titan dioxide siêu nhỏ, có thể "chớp sáng" và là thành phần tạo ra khí mêtan và các loại nhiên liệu khác từ khí carbon dioxide.

Các tinh thể siêu nhỏ, thường được gọi là hạt nano titan dioxide, có thể giữ trạng thái tích điện trong một thời gian dài và có thể ứng dụng cho những nỗ lực phát triển máy tính lượng tử trong tương lai.

Chùm các hạt nano titan dioxide, có thể được sử dụng để chuyển hóa CO2 thành nhiên liệu.

Chùm các hạt nano titan dioxide, có thể được sử dụng để chuyển hóa CO2 thành nhiên liệu.

Bản báo cáo khoa học cho biết, hơn 10 triệu tấn titan dioxide được sản xuất hàng năm, đây là một trong những vật liệu được sử dụng rộng rãi nhất. Titan dioxide được sử dụng trong kem chống nắng, sơn, mỹ phẩm, vecni và nhiều loại sản phẩm khác.

Titan dioxide cũng được sử dụng trong các ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nhựa, sợi, cao su, thực phẩm, thủy tinh và gốm. Nhóm các nhà khoa học và kỹ sư đã tìm ra một phương pháp mới, có thể tạo ra các tinh thể titan dioxide cực nhỏ.

Các nhà khoa học chưa giải thích được, vi sao các tinh thể được chế tạo có khả năng “chớp chớp” và đang tiếp tục nghiên cứu, hiện tượng "nhấp nháy" được cho là phát sinh từ những electron đơn lẻ bị mắc kẹt trong các hạt nano titan dioxide.

Ở nhiệt độ phòng, các điện tử bị bắt giữ trên các hạt nano trong hàng chục giây trước khi thoát ra khỏi bẫy, sau đó lại bị “mắc bẫy” nhiều lần trong một chu kỳ liên tục kéo dài.

Các tinh thể siêu nhỏ titan dioxide, khi bị chiếu xạ bởi một chùm chùm electron, sẽ nhấp nháy liên tục, có thể được ứng dụng cho công nghệ làm sạch môi trường, cảm biến, thiết bị điện tử và pin mặt trời, nhóm nghiên cứu đang khám phá thêm những khả năng vô tận của những hạt nano này.

Theo SciensceDaily
back to top