Các thuốc điều trị hen phế quản

(khoahocdoisong.vn) - Hen phế quản là một bệnh lý đường hô hấp được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản của người bệnh vốn rất nhạy cảm sẽ phản ứng một cách dữ dội, biểu hiện bởi các triệu chứng như khó thở, khò khè, nặng ngực và ho. Tùy vào mức độ kích thích các tiểu phế quản và tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân mà cơn hen phế quản biểu hiện ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Dưới đây là các nhóm thuốc điều trị hen phế quản.

Nhóm thuốc giãn nở phế quản

Thuốc kích thích b2 có 2 loại: Loại tác dụng ngắn như salbutamol, terbutalin, fenoterol, abuterol, metaprotenerol dùng để cắt cơn hen. Loại tác dụng kéo dài 6 - 12 giờ như salmeterol (bình xịt serevent 25mg), salbutamol  tác dụng dài, oxeol (bricanyl tác dụng dài). Loại tác dụng dài dùng để điều trị dự phòng cơn hen. Tác dụng phụ của thuốc kích thích b2 là đánh trống ngực, run tay, trạng thái kích thích mất ngủ.

Nhóm methylxanthin: Tác dụng kém hơn thuốc kích thích b2, thường dùng dưới dạng uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch làm giãn nở phế quản, giãn mạch trung bình, giảm sức cản động mạch phổi và giảm tính thấm thành mạch, lợi tiểu nhẹ. Tác dụng phụ như lo âu, loạn nhịp, co giật nếu dùng nhiều. Khi tiêm tĩnh mạch phải pha loãng và tiêm chậm trong 20 phút.

Nhóm chống viêm, chống dị ứng như corticoid: Prednisolon, hydrocortisol, methyl prednisolon là thuốc chống viêm mạnh nhất để kiểm soát viêm niêm mạc phế quản, làm tăng đáp ứng với thuốc kích thích b2. Thường chỉ sử dụng với các cơn hen nặng, ác tính. Nhóm thuốc Cromolyn sodium không gây giãn nở phế quản, không có tác dụng với cơn hen cấp tính, chỉ dùng để điều trị củng cố và dự phòng.

Nhóm kháng cholinergic: Ipratropium bromid, atroven, oxytropium bromid, tác dụng chậm sau 60 - 80 phút nên thường kết hợp với thuốc kích thích b2, ví dụ như bình phun hít berodual (ipratropium + fenoferol). Thuốc kháng cholinergic chỉ có dưới dạng khí dung hoặc phun hít, hiệu quả kém hơn thuốc kích thích b2, không có tác dụng chống viêm. Tác dụng chậm, tác dụng giãn nở phế quản cao nhất thường phải sau 60 - 90 phút, chỉ định trong hen dai dẳng.

Điều trị cơn hen phế quản

Cho bệnh nhân nằm đầu cao hoặc ngồi và thở oxy qua mũi liều cao 4 - 6 lít/phút cho đến khi đỡ khó thở thì chuyển sang thở oxy ngắt quãng. Nếu có thuốc dạng phun hít sử dụng phác đồ sau.

+ Với thể hen nhẹ, cách quãng: Cơn hen ngắn < 2 lần/tuần, giữa các cơn không có triệu chứng và chức năng hô hấp bình thường, PEFR 80%, FEV1 dao động < 20%. Phun hít salbutamol hoặc terbutalin loại tác dụng ngắn.

+ Với thể hen nhẹ, kéo dài: Cơn hen xuất hiện > 2 lần/tuần, nhưng < 1 lần/ngày. Phun hít salbutamol hoặc terbutalin loại tác dụng ngắn, không quá 3 - 4 lần/ngày. Có thể cho phun hít thêm loại kích thích b2 tác dụng kéo dài như becotid hoặc salmeterol.

+ Với thể hen dai dẳng trung bình: Cơn hen xuất hiện hằng ngày. Phun hít thuốc kích thích b2 tác dụng ngắn (salbutamol hoặc terbutalin) nhưng không quá 3 - 4 lần/ngày. Có thể cho thêm theophylin tác dụng chậm.

+ Với thể hen nặng và dai dẳng: Cơn dày, xuất hiện thường xuyên. Phun hít thuốc kích thích b2 tác dụng ngắn, số lần tuỳ đáp ứng của bệnh nhân.

Nếu không có dạng thuốc phun hít có thể sử dụng phác đồ sau:

+ Cơn hen nhẹ: Theophylin viên 0,1 uống 3 viên/lần, mỗi ngày 1 - 2 lần (không dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi).

+ Cơn hen vừa: Synthophylin ống 0,24, pha 1 ống với 30ml glucose 5% tiêm tĩnh mạch thật chậm, nếu sau 30 - 60 phút không đỡ tiêm nhắc lại lần 2, nếu sau 2 lần tiêm không đỡ điều trị như hen nặng.

+ Cơn hen nặng: Thở oxy lưu lượng 1 lít/phút liên tục cho đến khi đỡ khó thở thì chuyển sang thở ngắt quãng. Synthophylin ống 0,24, pha 1 ống với 30ml glucose 5% tiêm tĩnh mạch chậm. Sau đó cho tiếp synthophylin ống 0,24 pha 1 ống với với 300ml glucose 5%, truyền tĩnh mạch chậm 30 - 40 giọt/phút. Tiếp tục cho thở oxy, nếu không đỡ thì cho thêm depesolon ống 30mg, hoặc solumedrol lọ 40mg, hoặc methyl prednisolon lọ 40mg, pha 1 hoặc 2 ống hoặc lọ với 300ml glucose 5% hoặc natri clorua 0,9%, truyền tĩnh mạch 30 - 40 giọt/phút. Sau khi hết khó thở, thay depesolon bằng prednisolon viên 5mg uống 0,5mg/kg cân nặng/24 giờ. Khi bệnh nhân ổn định, giảm liều dần, không được cắt thuốc đột ngột. Với hen nặng phải sẵn sàng điều trị như hen ác  tính.

PGS.TS Hà Hoàng Kiệm (Bệnh viện Quân y 103)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top