Các món canh chữa ho khan

(khoahocdoisong.vn) - Ho khan là tình trạng ho nhưng không khạc ra đờm, dù người bệnh có thể ho nhiều và dữ dội. Tuy nhiên vẫn có trường hợp người bệnh nuốt đờm hoặc vì không muốn khạc hoặc không biết khạc đờm.

Ho khan hay gặp ở trẻ em, bệnh phần nhiều do phế âm hư, ngoại cảm phong nhiệt, (viêm nhiễm),  nguyên nhân liên quan chế độ ăn uống không phù hợp, lạm dụng vị khô, cay, nóng quá mà sinh bệnh. Dưới đây là một số loại rau củ phòng trị ho khan rất hiệu quả.

- Canh mướp hương: Mướp hương 200g hoặc hơn phối hợp rau mùng tơi, rau đay, thịt cua, tôm, tép gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Món canh này chữa viêm họng, ho khan, ho cơn, tức ngực, mặt đỏ, họng khô, táo bón.

- Canh mướp đắng (khổ qua): Mướp đắng 200g hoặc hơn bỏ ruột nhồi thịt, nấm mèo, đậu phụ, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Món ăn chữa ho khan, ho không nghe tiếng đàm, họng khô, sốt nhẹ về chiều, ho tức ngực do can hỏa phạm phế.

 - Canh rau tần ô: Rau tần ô 100g hoặc hơn phối hợp cá khoai hoặc cá lóc, cá thát lát, thịt, phổi heo, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Món ăn này trị chứng ngoại cảm nội thương, ho khan, ho đàm, ho suyễn, ho tức ngực, ho cơn mặt đỏ, nóng sốt về chiều.

 - Rau diếp: Rau diếp 150g hoặc hơn ăn sống hoặc ăn lẩu, sốt cà chua thịt bằm, luộc, xay sinh tố uống. Món ăn rất tốt cho người đau họng phát sốt, ho khan, ho cơn, miệng khô, mặt đỏ, gai sốt, ho tức ngực sườn.

- Canh rau má: Rau má 100g hoặc hơn phối hợp thịt heo, phổi heo hoặc cá lóc, cá chép, cá rô, thịt ngao, gia vị vừa đủ nấu canh hoặc luộc, xay sinh tốt uống. Món ăn giúp trị ho khan, viêm đường hô hấp, ho do ngoại cảm nội thương,  ho lâu ngày, sốt nhẹ về chiều.

- Canh củ cải: Củ cải 150g hoặc hơn phối hợp khoai tây, cà rốt, xương, thịt nạc, gia vị vừa đủ hầm nấu canh ăn. Món canh này hợp với người ho khan, ho tức ngực sườn, can hỏa phạm phế, ho đàm, bụng đầy không muốn ăn.

Lương y Phan Thị Thạnh (Hội Đông y Vũng Tàu)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top