Các mô hình khí tượng chưa thể mô phỏng hiện tượng gián đoạn nóng lên toàn cầu

Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi TS. Wei và TS. Qiao của Viện Hải dương học số 1 (Trung Quốc) đã cung cấp các đánh giá về hoạt động của mẫu máy CMIP6 tiên tiến trong việc mô phỏng hiện tượng gián đoạn nóng lên toàn cầu.
global-warming-climate-change-artists-concept-777x518.jpg

Sau đợt ấm lên chưa từng có vào những năm cuối thế kỉ 20, nhiệt độ trái đất lại tăng chậm bất thường từ năm 1998 đến 2013, mặc cho sự gia tăng không ngừng của khí nhà kính. Hiện tượng này được gọi là gián đoạn nóng lên toàn cầu, hay chính xác hơn là sự chậm hóa. Đây vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải và vì thế cũng là một trong những mối quan tâm đặc biệt trong lĩnh vực khí tượng.
Trước đó, các mô hình khí hậu tân tiến và chính xác như CMIP5 đã không thể mô phỏng lại sự chậm hóa này. Vào những năm 1998-2013, hầu hết các mô hình đều dự đoán Trái Đất sẽ nóng lên nhanh chóng, trái ngược hoàn toàn so với sự ổn định nhiệt độ quan sát được trên thực tế.

Các mô hình này đã đánh giá quá cao tỉ lệ ấm lên thu nhận được trong thời điểm lúc bấy giờ. Hầu như tất cả các mô hình CMIP5 trước đây đều không tái hiện lại được hiện tượng nóng lên gián đoạn như quan sát thấy gần đây.
Từ năm 2020, những thông tin về mô hình khí tượng CMIP6 đang dần được tiết lộ. Các cải tiến mới bao gồm sự am hiểu hơn về cơ chế biến đổi nhiệt độ toàn cầu, đặc biệt là quá trình xử lí các biến động thiên nhiên sẽ trở nên hợp lí hơn. Cùng với đó, mô hình mới này cũng được kì vọng sẽ có khả năng mô phỏng thành công quá trình gián đoạn nóng lên toàn cầu.
Bằng cách so sánh với 6 dữ liệu về nhiệt độ trên bề mặt trái đất được sử dụng rộng rãi, nhóm nghiên cứu của Viện Hải dương học số 1 đã đánh giá được hiệu quả của 28 mẫu máy CMIP6 vừa công bố trong việc mô phỏng hiện tượng gián đoạn nóng lên gần đây. Hầu hết những mẫu này đều thất bại, mặc dù có một số tiến bộ khả quan so với mô hình CMIP5 cũ.
Hơn nữa, các nhà khoa học còn phát hiện ra lí do khiến việc mô phỏng hiện tượng gián đoạn trở nên khó khăn đối với CMIP6. Đó là do sự sai sót của mô hình này trong việc tái hiện lại các biến đổi nhiệt không theo xu hướng nóng lên toàn cầu dưới tác động của con người hoặc các biến đổi tự nhiên theo năm, theo thập kỉ và theo nhiều thập kỉ.
Nghiên cứu này cũng chứng minh rằng, mấu chốt để có thể mô phỏng và dự báo sự biến động nhiệt độ trong thời gian ngắn đó là phải phân biệt chính xác và mô phỏng được 2 dấu hiệu đặc biệt là xu hướng ấm lên về lâu dài do tác động của con người và những biến đổi tự nhiên, cụ thể là những biến đổi trên quy mô nhiều năm và nhiều thập kỉ sắp tới. Những kết quả này có thể cung cấp những thông tin quan trọng trong việc dự đoán những biến đổi khí hậu sớm xảy ra

Theo Scitechdaily
back to top