Các hiệp hội Nghề kiến nghị cho phép giảng dạy văn hóa THPT tại các cơ sở GDNN

(khoahocdoisong.vn) - Theo quy định hiện hành, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) không được tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của gần 1 triệu học sinh tốt nghiệp THCS đang theo học tại các trường trung cấp, cao đẳng, các Hiệp hội nghề đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ Kiến nghị cho phép giảng dạy văn hóa THPT tại các cơ sở GDNN.

Khó khăn trong giảng dạy văn hóa THPT

Hiệp hội GDNN và nghề công tác xã hội Việt Nam và Hiệp hội các trường cao đẳng, trung cấp kinh tế - kỹ thuật vừa có công văn số 16/HHGDNN-HHCĐTC gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc giảng dạy văn hóa THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Trong công văn nêu rõ, thời gian gần đây, Hiệp hội GDNN và Nghề công tác xã hội Việt Nam, Hiệp hội các trường Cao đẳng, Trung cấp kinh tế - kỹ thuật nhận được nhiều phản ánh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về những khó khăn trong việc tổ chức giảng dạy văn hóa THPT trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Thí sinh thi nghề Công nghệ ô tô (Ảnh: Nguyễn Dũng).

Thí sinh thi nghề Công nghệ ô tô (Ảnh: Nguyễn Dũng).

Theo quy định của Luật GDNN, Luật Giáo dục năm 2019, người học tốt nghiệp THCS đi học trình độ trung cấp có thể học thêm văn hóa THPT để liên thông lên trình độ cao hơn và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có trách nhiệm ban hành thông tư quy định về khối lượng kiến thức văn hóa THPT mà người học phải tích lũy. Tuy nhiên, đến nay Bộ GD&ĐT vẫn chưa ban hành được Thông tư này.

Trong thực tế, để các trường trung cấp, cao đẳng tiếp tục giảng dạy nội dung văn hóa THPT cho người học nghề theo quy định của Luật GDNN, Bộ GD&ĐT đã có Công văn số 2691/BGD ĐT-GDDH ngày 23/6/2017 cho phép các trường tạm thời áp dụng nội dung chương trình văn hóa THPT theo quy định tại Thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT ngày 28/6/2010 quy định về chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp. Tuy nhiên, Thông tư này đã hết hiệu lực thi hành.

Trước năm 2018, tại nhiều địa phương, Sở GD&ĐT đã cho phép các trường (TC nghề, CĐ nghề, TC chuyên nghiệp, CĐ) được tổ chức giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT (học 7 môn văn hóa bắt buộc).

Người học, sau khi hoàn thành chương trình được tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT để nhận được Bằng tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, người học có bằng tốt nghiệp trung cấp nếu đã học xong khối lượng kiến thức văn hóa THPT (4 môn) theo quy định tại Thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT thì cũng được tham dự kỳ thi đại học.

Kiến nghị trường trung cấp, cao đẳng được dạy văn hóa THPT

Tuy nhiên, kể từ năm 2019, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các sở GD&ĐT không cho phép các cơ sở GDNN được tổ chức giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT mà chỉ được giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019 (tức là chỉ được dạy chương trình 4 môn học) để chỉ liên thông từ TC lên CĐ trong hệ thống GDNN, chứ không liên thông lên đại học (ĐH).

Tại Công văn số 2672/BGD ĐT-GDTX ngày 20/6/2019 về việc tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động tại các trung tâm GDTX, trung tâm GDNN-GDTX, cũng như các văn bản hướng dẫn, trả lời tại các địa phương, Bộ GD&ĐT đã quy định việc thực hiện chương trình GDTX cấp THPT để tham dự kỳ thi lấy bằng tốt nghiệp THPT phải do các trung tâm GDTX chủ trì thực hiện.

Thực tế ở nhiều địa phương, trong những năm gần đây, số học sinh tốt nghiệp THCS vào học GDNN ngày càng đông, trong số đó có đến trên 80% có nhu cầu học văn hóa THPT để tham dự kỳ thi quốc gia và lấy bằng tốt nghiệp THPT. Nhiều cơ sở GDNN ở các địa phương đã không được tiếp tục thực hiện giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT.

Nhiều UBND tỉnh như Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên... đã có văn bản kiến nghị về việc này đều được Bộ GD&ĐT trả lời việc giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT phải do các trung tâm GDTX thực hiện. Các trường TC, CĐ phải liên kết với trung tâm GDTX, chứ không được quyền tự tổ chức giảng dạy mặc dù trước đây đã được sở GD&ĐT cho phép.

Để tháo gỡ khó khăn cho các trường, Bộ LĐTB&XH đã có công văn đề nghị Bộ GD&ĐT cho phép các trường TC, trường CĐ đã được sở GD&ĐT các địa phương đồng ý cho giảng dạy văn hóa THPT được tiếp tục giảng dạy văn hóa THPT cho người học của trường mình.

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT chỉ đồng ý để các cơ sở GDNN thực hiện giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT cho học sinh theo học trình độ trung cấp để liên thông lên trình độ cao đẳng, chứ không đồng ý để các trường giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT cho người học.

Hiện nay, hàng trăm trường trung cấp, cao đẳng có đủ điều kiện và đã được sở GD&ĐT ở các địa phương cho phép giảng dạy văn hóa THPT (bao gồm cả chương trình GDTX cấp THPT) trước đây vẫn không được giảng dạy chương trình này.

Các hiệp hội cho rằng quan điểm này chưa đúng với quy định của Luật Giáo dục năm 2019 và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành giáo dục năm 2020, gây khó khăn cho cơ sở GDNN và nhất là cho người học”.

Tính đến năm 2020, cả nước có 244 trường cao đẳng và 437 trường trung cấp có thực hiện tuyển sinh và đào tạo trình độ trung cấp cho các đối tượng tốt nghiệp THPT. Hiện tại có khoảng gần 400 trường có đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu giảng dạy văn hóa THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT. Mỗi năm hệ thống GDNN tuyển sinh được khoảng 350.000 học sinh học trình độ TC, trong đó có trên 80% số học sinh tốt nghiệp THCS có nguyện vọng học và thi lấy bằng tốt nghiệp THPT.

Từ tình hình trên, các Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GD&ĐT cho phép các trường TC, CĐ đã được Sở GD&ĐT các địa phương đồng ý cho giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT được tiếp tục giảng dạy chương trình này cho người học đến khi có quy định mới.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT sớm ban hành thông tư quy định khối lượng kiến thức văn hóa THPT và việc giảng dạy văn hóa THPT trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; điều kiện để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tham gia giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT và chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ điều kiện theo quy định của Bộ GD&ĐT được giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT, khối lượng kiến thức văn hóa THPT và cấp giấy chứng nhận hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa THPT cho người học theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019.

Các hiệp hội cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo để thúc đẩy việc phân luồng người học sau trung học vào GDNN theo Chỉ thị số 10-CT/TƯ ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị và Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo cho quốc gia.

Theo Đời sống
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top