Các dấu hiệu lâm sàng của tiền sản giật và sản giật

Tiền sản giật và sản giật là một trong những chứng bệnh nguy hiểm. Nếu không được theo dõi và điều trị có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Tiền sản giật và sản giật cần được theo dõi liên tục.

*Tăng huyết áp: Tăng huyết áp ở bệnh nhân tiền sản giật được chẩn đoán khi huyết áp tâm trương trên 90mmHg, từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Mức huyết áp thông thường 140/90 mmHg hoặc hơn trong ba tháng cuối của thai kỳ. Bệnh nhân có thể đau đầu, rối loạn thị lực, tăng phản xạ gân xương.

* Protein niệu: Đi kèm với tăng huyết áp là xuất hiện protein niệu ở ba tháng cuối. Ngưỡng protein niệu được coi là dương tính ở phụ nữ có thai là 0,3/24 giờ. Mức độ protein niệu phản ánh mức độ nặng của bệnh và có liên quan với tỷ lệ tử vong chu sinh và tỷ lệ phát triển chậm của trẻ.

Mặc dù protein niệu phản ánh mức độ nặng của bệnh, nhưng protein niệu âm tính cũng không loại trừ được mức độ nặng của tiền sản giật. Bệnh nhân có thể có tăng huyết áp nặng, với huyết áp tâm trương vượt quá 110mmHg mà không có protein niệu. Bệnh nhân có thể có tăng huyết áp nặng, với huyết áp tâm trương vượt quá 110mmHg mà không có protein niệu. Bệnh nhân có protein niệu, nhưng không có tăng huyết áp, có thể vẫn là biểu hiện bệnh tiền sản giật nặng và thường kết hợp với trẻ chậm phát sau sinh.

* Một số triệu chứng khác: Phù là một triệu chứng trong tam chứng kinh điển của tiền sản giật. Phù xảy ra chủ yếu ở phụ nữ tiền sản giật, kết hợp với tăng nhanh trọng lượng của người mẹ. Tuy nhiên tiền sản giật nặng và sản giật có thể xảy ra mà không có phù. Phù cũng là đặc điểm của người có thai bình thường. Tăng acid uric máu là một triệu chứng đặc trưng cho chẩn đoán tiền sản giật. Tăng acid uric máu, thường có tỷ lệ tử vong chu sinh vao hơn so với người có thai có cùng mức độ tăng huyết áp, nhưng không có tăng acid uric máu.

*Sản giật: Sản giật là giai đoạn tiếp theo của tiền sản giật tiến triển. Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh nhân tiền sản giật sẽ tiến triển đến sản giật, mà chỉ gặp 15-20% tiền sản giật dẫn đến sản giật.

Triệu chứng đặc trưng của sản giậ là cơ co giật toàn thể, thường xảy ra trong tuần đầu của kỳ sinh đẻ. Khoảng 50% xảy ra trước khi đau đẻ, 25% trong khi đẻ và sau đẻ. Sản giật xảy ra trong vòng 48 giờ trước đẻ, nhưng cũng có thể 2-3 tuần sau đẻ.  Sản giật thường kết hợp với tăng huyết áp, mặc dù có thể tăng huyết áp không nặng…

PGS.TS Hà Hoàng Kiệm

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top