Các biện pháp để sống chung với lũ

(khoahocdoisong.vn) - Trong bối cảnh trên thế giới, ngày càng nhiều nơi xảy ra các sự cố lũ lụt, gây tổn thất nặng nề về cơ sở vật chất và tài sản người dân, trang Advanced Science News  đã đưa ra một số khái niệm về những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cho cộng đồng.

Những biện pháp PLFRA

Các sự cố lũ lụt ngày càng trở nên khó lường, các biện pháp công cộng không đủ giảm thiểu thiệt hại, người dân trong các khu vực dễ bị lũ lụt cần phải chủ động tham gia chống lũ lụt. Hình thức bảo vệ trước lũ lụt này phải hơn hẳn các phương tiện quen thuộc là bao cát chống ngập, được gọi là thích ứng với những rủi ro lũ lụt ở mức tài sản ( PLFRA).

Những biện pháp của PLFRA nhằm giảm tác động tiêu cực của lũ lụt lên các tòa nhà, bắt đầu từ ô nhiễm do nước thải hoặc bùn đến mất và hỏng hóc tài sản cá nhân, được chia thành bốn loại: chống ngập ướt, chống ngập khô sau lũ lụt, hệ thống rào cản và tránh ngập nước trong lũ lụt.

Ví dụ về những biện pháp chống ngập ướt là điều chỉnh lại nội thất ngôi nhà như nâng các thiết bị điện lên tầng cao hơn, lắp đặt máy bơm bể phốt. Những biện pháp chống ngập khô như thông cửa tòa nhà bằng giải pháp lắp đặt cửa sổ tầng hầm kín nước, sử dụng các lưới sắt cho cửa và cửa sổ bảo vệ, lắp đặt van một chiều (để đẩy nước thải ra ngoài), sử dụng bê tông chống thấm cho tầng hầm.

Cửa lũ và cửa xả lũ tự do để ngăn nước tràn ngập tòa nhà đóng vai trò như hệ thống ngăn ngập, xây dựng nhà sàn, xây dựng khu dân cư trên vùng đất cao, thiết kế ngôi nhà nổi... Những biện pháp tránh nước lũ này rất hiệu quả nhưng cũng rất tốn kém.

Nhà sàn chống lũ lụt. Ảnh Advanced Science News

Nhà sàn chống lũ lụt. Ảnh Advanced Science News

Kết hợp nhiều biện pháp

Khi sống ở những khu vực dễ bị lũ lụt, nguyên vật liệu sử dụng trong nhà phần lớn cần có khả năng chịu nước. Thay cho sàn gỗ, bệ cửa sổ gỗ và giấy dán tường, cần sử dụng vật liệu chịu nước như bê tông, đá, gạch và nhôm. Việc sử dụng các vật liệu chịu nước sẽ ít tốn kém hơn khi thực hiện các biện pháp PLFRA, sử dụng vật liệu chịu nước trong quá trình xây dựng một tòa nhà mới sẽ đơn giản và rẻ hơn là phục hồi lại ngôi nhà đã bị hư hại.

Chỉ có sự kết hợp của nhiều biện pháp PLFRA mới có thể giúp giảm thiểu rủi ro. Đặc biệt, sự kết hợp giữa chống ngập khô và độ cao của tòa nhà có thể là giải pháp tiết kiệm chi phí nhất. Cần phải có sự thống kê, kiểm soát để việc thực hiện các biện pháp PLFRA không tạo ra rủi ro lũ lụt cho những tòa nhà lân cận (ví dụ, giải pháp chuyển hướng lũ từ nhà này sang nhà khác).

Mức giảm thiểu rủi ro chấp nhận được trong cộng đồng dân cư có thể đạt được khi các chủ nhà thực hiện những biện pháp PLFRA, bổ sung cho các giải pháp bảo vệ công cộng dân cư quy mô lớn hơn. Nhưng khái niệm một bộ giải pháp phù hợp với tất cả mọi người không khả thi, do hiệu quả của nhưng biện pháp PLFRA phụ thuộc rất nhiều vào tính riêng lẻ, cá nhân của từng ngôi nhà.

Câu hỏi về việc có nên đầu tư vào các biện pháp chống lũ lụt PLFRA và đưa vào thực hiện hay không là một thách thức đối với các chủ nhà. Những biện pháp PLFRA thường được chủ nhà xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân, tự chịu trách nhiệm với các biện pháp này và thường tốn kém.

Để có thể thúc đẩy người dân thực hiện một cách tự nguyện các giải pháp PLFRA, cần có truyền thông minh bạch, rõ ràng về lũ lụt, những nguy cơ và biện pháp PLFRA có thể, chú ý về hiệu quả và chi phí tối thiểu, một điều kiện tiên quyết quan trọng để giúp chủ nhà đưa ra quyết định về phòng chống lũ lụt tự thân.

Theo Advanced Science News
back to top