Các bài thuốc cổ chữa 4 thể chứng bệnh vảy nến

(khoahocdoisong.vn) - Vảy nến thường biểu hiện vùng da nổi đỏ sần sùi có nhiều vảy trắng hay ngứa gãi, có khi sưng đau phát nóng sốt rất khó chịu.

Vảy nến thường biểu hiện vùng da nổi đỏ sần sùi có nhiều vảy trắng hay ngứa gãi, có khi sưng đau phát nóng sốt rất khó chịu. Các nghiên cứu của Y học Cổ truyền cho rằng vảy nến phần nhiều do huyết nhiệt ứ kết bì phu, bệnh liên quan đến tạng Can tạng Phế.

Phòng trị vảy nến nên thanh huyết, mát gan, nhuận phế, trừ phong, thông kinh mạch tăng cường khí huyết nuôi dưỡng tới bì phu. Sau đây là bài thuốc cổ phương có thể tham khảo sử dụng theo 4 thể chứng thường gặp:

Thể do phong nhiệt: Vùng da vảy nến sắc hồng đỏ có vảy khô, mùa hè bệnh tăng… Phép trị: lương huyết, thanh nhiệt. Nên dùng bài “Ngưu Bàng Giải Cơ thang gia giảm” gồm các vị: Ngưu bàng tử, kinh giới, liên kiều, chi tử, đơn bì, thạch hộc, huyền sâm, hạ khô thảo, cát căn mỗi vị 12-14g. Sắc ngày uống một thang. Tác dụng: sơ phong, thanh nhiệt, tiêu thủng. Bài này dùng thích hợp với người vảy nến do gan huyết nhiệt vẩy nến hay phát ở vùng trên đầu mặt.

 Thể do huyết hư táo: Vùng da vảy nến khô hồng nhợt, vết ngứa lõm, bệnh kéo dài, bệnh tăng mùa khô hanh. Phép trị: dưỡng huyết, trừ phong, nhuận táo. Nên dùng bài "Tứ Vật Tiêu Phong ẩm II gia giảm" gồm các vị: Sinh địa 16g, đương quy 14g, xuyên khung 12g, xích thược 16g, phòng phòng 10g, kinh giới 10g, độc hoạt 10g, sài hồ 12g, bạc hà 12g, thuyền thoái 10g, bạch tiên bì 14g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng trị: huyết hư, phong nhiệt ngoài da khô, mụn nhọt, lao thương, cảm phong. Bài dùng thích hợp chứng vảy nến do huyết hư phế táo.

Thể do nhiệt độc thịnh: Vùng da vảy nến đỏ thâm, có khi sưng phù, cảm giác nóng rát đau phát sốt. Phép trị: lương huyết, thanh nhiệt, tiêu độc. Nên dùng bài “Ngân Hoa Giải Độc Thang gia giảm” gồm các vị: Kim ngân hoa 18g, liên kiều 14g, bồ công anh 16g, hạ khô thảo 14g, xích thược 14g, hoàng liên 10g, ngưu giác 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc tả hỏa, lương huyệt. Bài dùng rất thích hợp cho người bị mụn nhọt, vảy nến, trứng cá, do nhiệt độc.

Thể do huyết ứ thấp nhiệt: Vảy nến da dầy cộm, có khi mụn mủ ngứa gải chảy nước… Phép trị: hoạt huyết hóa ứ, thanh thấp nhiệt. Nên dùng bài “Tứ Vật Đào Hồng gia giảm" gồm các vị: Sinh địa 20g, đương quy 14g, xuyên khung 14g, xích thược 14g, đào nhân 12g, hồng hoa 10g, ngưu tất 12g, thổ phục linh 12g, ý dĩ 14g, thương truật 12g, hoàng bá 12g. Sắc uống ngày một thang. Tác dụng: bổ huyết hoạt huyết thanh thấp nhiệt, Bài này dùng thích hợp chữa bệnh vảy nến do thấp nhiệt bệnh thường phát nhiều ở chân.

 Lưu ý: Vảy nến là chứng bệnh có nhiều nguyên nhân, do đó điều trị cần hỏi kỹ các yếu tố gây bệnh hoặc làm bệnh tăng, lựa chọn bài thuốc cho phù hợp thể chứng mỗi người. Vảy nến thường phải chữa trị nhiều ngày mới thấy hiệu quả, có người rất khó khỏi hẳn. Phòng tái phát nên ăn uống bổ mát, thanh đạm, tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước, bỏ hút thuốc lá, hạn chế ăn vị cay nóng, mặn quá. Thay đổi nơi làm việc nắng nóng bụi bẩn, tránh căng thẳng thần kinh...

Lương y Nguyễn Minh, (Trung tâm y tế Việt - Nga)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top