Ca tử vong đầu tiên do "virus bí ẩn" gây viêm gan ở trẻ em

"Virus bí ẩn" đã gây viêm gan trẻ em đã lan ra 12 quốc gia với 169 bệnh nhân. Ít nhất 1 trường hợp tử vong được báo cáo và 17 em khác được chỉ định ghép gan.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, đến nay ít nhất 169 bệnh nhân từ 1 tháng đến 16 tuổi được xác định mắc viêm gan cấp tính do "virus bí ẩn" ở 12 quốc gia, trong đó nhiều nhất là Anh (114 ca), Tây Ban Nha (13 ca), Israel (12 ca), Mỹ (9 ca)… Ít nhất 1 trường hợp tử vong được báo cáo và 17 em khác được chỉ định ghép gan.

Các ca bệnh đều có biểu hiện lâm sàng đặc trưng của viêm gan cấp do virus với men gan tăng cao rõ rệt, vàng da. Ngoài ra, một số em có triệu chứng tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy, nôn ói) trước đó. Các bệnh nhi này không mắc bất kỳ chủng nào trong các loại virus gây viêm gan phổ biến (A, B, C, D và E).

Trước đó, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đưa ra khuyến nghị những trẻ bị viêm gan không rõ nguyên nhân nên được kiểm tra adenovirus bởi họ nghi ngờ một loại adenovirus gây viêm ruột, viêm dạ dày là thủ phạm.

tu-vong-viem-gan.jpg
Một cuộc họp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ảnh minh họa. Ảnh: AFP

WHO cũng cho biết adenovirus đã được phát hiện trong ít nhất 74 ca, trong đó 18 ca được xác định là adenovirus loại 41 nhóm F, giống như CDC đã cảnh báo. Bên cạnh đó, 20 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 và 19 trường hợp đồng nhiễm cả adenovirus và SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, CDC cho rằng cần loại trừ giả thuyết SARS-CoV-2 bởi các ca ghi nhận tại Mỹ không có em nào mắc Covid-19. Cũng theo WHO, có thể đây là một biến chứng hiếm gặp từng xảy ra trước đây ở trẻ nhiễm adenovirus nhưng không được chú ý. Số ca tăng là do việc xét nghiệm adenovirus được tăng cường những ngày qua.

Adenovirus là nguyên nhân phổ biến của các bệnh như cảm lạnh, viêm kết mạc hay tiêu chảy. Viêm gan do adenovirus có được ghi nhận ở người bị suy giảm miễn dịch nhưng rất hiếm. Hầu hết các trường hợp không có yếu tố dịch tễ.

WHO cho rằng cần ưu tiên xác định căn nguyên để đưa ra các hành động y tế cộng đồng và lâm sàng nào tiếp theo. Vì vậy, tổ chức này khuyến khích các quốc gia thành viên xác định, điều tra và báo cáo các trường hợp tương tự.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top