Ca ghép gan nhi đầu tiên thành công với đội ngũ bác sĩ Việt Nam

Mặc dù đã được mổ 2 lần để điều trị teo đường mật bẩm sinh khi mới 2 tháng tuổi, bé gái 7 tuổi vẫn phải nhập viện nhiều lần vì nhiễm trùng đường mật, gan xơ, lách to.

Đến năm 2020, em xuất huyết tiêu hoá (ói ra máu và tiêu phân đen) 2 lần, suy dinh dưỡng do chức năng gan xấu, giảm tiểu cầu máu nặng, thường xuyên chảy máu mũi.

2-cha-con-1-ngay-truoc-ghep(1).jpg
Hai cha con trước ngày ghép gan

Ngày 1/12/2021, Bệnh viện Nhi đồng 2 cùng với Bệnh viện Đại học Y Dược đã tiến hành phẫu thuật ghép gan cho bé từ người cho là cha.

chuan-bi-ca-ghep-gan.jpg
z3025342758408_261b025a92a4a5f7e3197f0d1e9e9199.jpg
Ca ghép gan trên bệnh nhi đầu tiên được thực hiện bởi êkip y bác sĩ Việt Nam. 

TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, mặc dù có nhiều khó khăn trong phẫu thuật ở bệnh nhi do phần xơ gan của bé dính khá chặt và các mạch máu quá nhỏ, nhưng diễn tiến trong và sau mổ khá thuận lợi và cho kết quả thành công ban đầu.

Người cho gan, ba bé đã xuất viện sau mổ 1 tuần và người nhận gan ăn uống tốt, chơi vui vẻ cùng mẹ và các cô điều dưỡng

Gan ghép đã được chấp nhận và hoạt động như một gan bình thường giúp bệnh nhi thay đổi từng ngày và dự kiến xuất viện cuối tháng 12.

15-ngay-sau-gheo-2.jpg
Theo BSCKII Lê Thị Minh Hồng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, ca ghép gan thứ 15 này đã đánh dấu một chặng đường của công tác tự chủ ghép gan nói riêng và ghép tạng nói chung tại Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Đây cũng là ca ghép gan thành công đầu tiên của bệnh viện với ê kíp toàn đội ngũ y bác sĩ của Việt Nam. Các bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đã phối hợp lấy gan.

Trước đây, để thực hiện các ca ghép gan ở nhi, Bệnh viện Nhi đồng 2 luôn có đoàn chuyên gia đến từ Bỉ trực tiếp hỗ trợ, từ ca ghép gan đầu tiên năm 2005 cho đến 2020.

Theo BSCKII Lê Thị Minh Hồng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, việc ghép gan sẽ được thực hiện thường xuyên hơn để cứu được nhiều hơn các bé bị bệnh gan giai đoạn cuối hơn.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top