Bướm bay vào mũi

(khoahocdoisong.vn) - Để phòng tránh côn trùng chui vào mũi, tốt nhất khi đi ra đường nên đeo khẩu trang, đeo kính để che chắn. Khi côn trùng đã bay vào mũi không nên làm côn trùng hoảng sợ, chui sâu vào trong để tránh tai biến, thương tật suốt đời.

Chị N.T.H. (Hà Nội) trên đường đi làm do quên đeo khẩu trang  nên đã bị con bướm bay vào mũi. Con bướm càng giãy càng chui sâu và bị mắc kẹt trong khe mũi, mùi hôi tỏa ra đến nỗi không chịu được, chị H. đã nhờ người khều ra. Khều mãi không được, cuối cùng chị H phải vào bệnh viện để xử lý.

Lời bàn: BS Nhâm Tuấn Anh, phụ trách đơn nguyên Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, khi gắp ra, con bướm vẫn giãy dụa trong mũi bệnh nhân. Trong những trường hợp bị côn trùng chui vào mũi, bệnh nhân nên dùng nước sạch bơm nhẹ vào mũi rồi xì ra. Trường hợp côn trùng không chui ra thì phải  đưa bệnh nhân tới bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để gắp ra. Tuyệt đối không được tự khều khi không có dụng cụ và quan sát rõ, điều này khiến côn trùng giãy dụa nhiều hơn, có thể gây tổn thương, chảy máu, phù nề trong mũi. Để phòng tránh côn trùng chui vào mũi, tốt nhất khi đi ra đường nên đeo khẩu trang, đeo kính để che chắn. 

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top