Bùng nổ và thay đổi hình thức kinh tế sau đại dịch

(khoahocdoisong.vn) - TPHCM tiếp tục giãn cách xã hội thêm 14 ngày. Nhiều sự mệt mỏi, bất an bị khơi dậy. Có người hoang mang kinh tế chao đảo vì bị ảnh hưởng. Nhưng thực tế từ lịch sử, sau đại dịch, nền kinh tế sẽ bật trở lại.

Bùng nổ kinh tế sau đại dịch!

Đầu năm 2020, giới chuyên gia từng lạc quan đưa ra nhiều dự báo về những gam màu sáng trong bức tranh triển vọng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi khi đại dịch Covid-19 xuất hiện: kinh tế toàn cầu sa lầy vào đợt suy thoái tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Các cuộc khủng hoảng từng xảy ra trên thế giới do đại dịch không chỉ mang đến những hệ quả tiêu cực. (Ảnh minh họa)

Các cuộc khủng hoảng từng xảy ra trên thế giới do đại dịch không chỉ mang đến những hệ quả tiêu cực. (Ảnh minh họa)

Chưa bao giờ mọi hoạt động kinh tế - xã hội từ công nghiệp, giao thông vận tải đến giáo dục, các lĩnh vực dịch vụ, vui chơi giải trí và kéo theo lực lượng lao động ước tính hơn 3 tỷ người đồng loạt bị ảnh hưởng.

Tạp chí Economist đã có bài viết trong tháng 4/2021: Các cuộc khủng hoảng từng xảy ra trên thế giới do đại dịch không chỉ mang đến những hệ quả tiêu cực.

Đại dịch tả thế kỷ 19, đại dịch cúm Tây Ban Nha đầu thế kỷ 20 góp phần đẩy nhanh sự tiến bộ của y khoa, dịch vụ xã hội cũng như nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và chăm sóc sức khỏe toàn dân. Khủng hoảng kinh tế y tế từ đại dịch dịch hạch “Cái chết đen” trong thế kỷ 14 thúc đẩy sự ra đời của phong trào từ thiện khoa học.

Suy thoái kinh tế những năm 1930 sau những đại dịch cúm đã kích thích sự phát triển của hệ thống phúc lợi xã hội chuyên nghiệp.

Dịch tả đầu những năm 1830 đã giết chết gần 3% dân số Paris chỉ trong một tháng. Bệnh dịch kết thúc cũng là khởi đầu cho thời kỳ phục hồi kinh tế mạnh mẽ, với việc Pháp theo chân Anh bước vào cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ 19.

Lịch sử cũng cho ta ba bài học về xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng và cấu trúc nền kinh tế sẽ thay đổi ra sao dưới tác động của khủng hoảng.

Đầu tiên, đó là nỗi ám ảnh về những sự cố không thể lường trước vẫn thường trực và có thể thôi thúc người dân tiếp tục giữ tiền. Bằng chứng từ các đại dịch trước đây cho thấy người dân có xu hướng gia tăng tích lũy tiết kiệm khi các cơ hội chi tiêu không còn. Trong nửa đầu những năm 1870, khi dịch bệnh đậu mùa bùng phát, tỷ lệ tiết kiệm ở Anh đã tăng gấp đôi.

  • Người dân tăng tích trữ tiền mặt và tiết kiệm (Ảnh minh họa internet).

    Người dân tăng tích trữ tiền mặt và tiết kiệm (Ảnh minh họa internet).

Vào các năm 1919 - 1920 khi dịch cúm Tây Ban Nha hoành hành, người Mỹ đã tích trữ nhiều tiền mặt hơn bất kỳ năm nào sau đó. Đến tận khi Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai nổ ra, giai đoạn 1941 - 1945, các hộ gia đình Mỹ đã tích lũy số tiền trị giá khoảng 40% GDP.

Thứ hai, khủng hoảng khuyến khích người dân và doanh nghiệp thử những cách làm mới và chấp nhận các rủi ro lớn hơn. Nhiều nhà sử học tin rằng Cái chết đen - trận dịch hạch lịch sử đã giết chết 30 - 60% dân số châu Âu vào thế kỷ 14 - đã khiến người châu Âu thích phiêu lưu mạo hiểm hơn. Giong buồm ra khơi đến những vùng đất mới so với nằm ở nhà chờ chết xem ra ít rủi ro hơn hẳn.

Một nghiên cứu của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ công bố năm 1948 cho thấy, sau đại dịch cúm Tây Ban Nha là “sự gia tăng của các hoạt động chấp nhận rủi ro”. Số lượng các công ty khởi nghiệp đã bùng nổ kể từ năm 1919, để lấp đầy những khoảng trống do các mô hình kinh doanh cũ không thể sống sót qua mùa dịch để lại.

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất và nghiên cứu

Một số nhà kinh tế khác đã rút ra được mối liên hệ giữa đại dịch và một thay đổi khác của nền kinh tế: Việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất và nghiên cứu.

Các chuyên gia tại Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tiến hành nghiên cứu một số đợt bùng phát dịch bệnh gần đây, bao gồm cả Ebola, SARS và phát hiện ra rằng: “Các trận đại dịch đã thúc đẩy việc ứng dụng robot, đặc biệt là khi đại dịch lây lan tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và có khả năng gây ra suy thoái kinh tế”.

Các đại dịch xuất hiện thúc đẩy các nghiên cứu về y sinh học phát triển mạnh mẽ như vũ bão.

Các đại dịch xuất hiện thúc đẩy các nghiên cứu về y sinh học phát triển mạnh mẽ như vũ bão. 

Thực hiện giãn cách xã hội thúc đẩy sự phát triển của công nghệ và các ngành “kinh tế không tiếp xúc” có nhiều cơ hội để tăng tốc. Các dịch vụ công, mua sắm và thanh toán trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa được thực hiện nhiều hơn, chất lượng hơn. Các quốc gia cũng buộc phải đầu tư, nâng cấp hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu phát triển, tạo lực đẩy mới cho nền kinh tế số.

Lạc quan và nhìn vào những điểm sáng trong cuộc sống, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và bình an hơn trong đại dịch.

ThS.BS Nguyễn Hiền Minh (giảng viên Bộ môn Miễn dịch học, Đại học Y Dược TPHCM - Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)

Theo Đời sống
Yến mạch thật giả lẫn lộn

Yến mạch thật giả lẫn lộn

Ngũ cốc yến mạch từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng bổ trợ sức khỏe như giảm cholesterol, kiểm soát đường huyết,... Sản phẩm được nhiều người tin dùng dẫn tới việc yến mạch bị làm giả, chất lượng kém tràn lan trên thị trường.
back to top