Bồi bổ để chữa phù nề

(khoahocdoisong.vn) - Phù nề do nhiều nguyên nhân gây nên, trong tình trạng đã chẩn đoán chính xác, bệnh tình cơ bản ổn định, ngoài việc duy trì các trị liệu chính ra, nên bồi bổ cho đúng cách để phối hợp.

Phù là tình trạng sưng do lượng dịch bên trong cơ thể bị dư thừa và mắc kẹt giữa các mô. Lượng dịch này do các mao mạch bị tổn thương, gây rò rỉ và giải phóng dịch ra các mô xung quanh - khoảng giữa các tế bào. Phù có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, tuy nhiên, vị trí bị phù thường gặp là bọng mắt, tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá chân và chân.

Phù có nhiều nguyên nhân, theo Tây y có thể do các vấn đề về tuần hoàn, nhiễm trùng, chết mô, suy dinh dưỡng, bệnh thận, quá tải dịch cơ thể và các vấn đề về điện giải. Các bệnh thường gây nên phù là do tim, thận, gan, não, dị ứng, tắc mạch, nhiễm trùng...

Theo Đông y, có nhiều nguyên nhân gây phù, thường liên quan tới phong thấp hay ba tạng âm không điều hòa được lượng nước trong cơ thể là phế, tỳ và thận. Một số món ăn có thể giúp cải thiện tình trạng phù nề.

Lạc nhân hầm cá chép: Lạc nhân 100g, cá chép 1 con, cùng cho vào nồi hầm nhừ, cho thêm ít rượu vào là ăn được.

Sữa cừu đường trắng: Sữa cừu 500ml, đường trắng vừa đủ. Sữa cừu đun sôi cho đường vào, đợi hơi nguội thì uống.

Nho khô, vỏ gừng tươi: Nho khô 30g, vỏ gừng tươi 10g, sắc uống mỗi ngày 2 lần.

Cháo tiểu mạch nhân, thịt chó: Thịt chó 500g, tiểu mạch nhân 100g, cho vào nấu cùng thành cháo, ăn lúc đói.

Dưa hấu hấp tỏi: Tỏi 60 - 90g, dưa hấu 1 quả. Dùng dao nhọn khoét trên vỏ dưa hấu một lỗ hình tam giác, tỏi bóc vỏ nhét vào trong dưa hấu, rồi dùng miếng vỏ khoét ra đậy lại, chỗ miệng bị khoét quay lên trên. Dùng đĩa sứ đậy chặt, hấp cách thủy cho chín.

Móng chân giò, kê nội kim: Vỏ móng chân giò thui 40 cái làm sạch, kê nội kim 15 chiếc. Hai loại này sấy khô, tán thành bột, mỗi lần uống 3 thìa, mỗi ngày 2 lần uống với nước âm ấm.

Canh dạ dày lợn, giá mầm đại mạch: Dạ dày lợn 1 chiếc, mầm đại mạch 120g, đường đỏ 50g. Dạ dày rửa sạch, mầm đại mạch dùng vải buộc chặt cho cùng với đường đỏ cho vào nồi thêm nước nấu thành canh, vớt bỏ bã thuốc, ăn dạ dày, mỗi ngày 2 lần.

Cá trê hấp suông: Cá trê 500g, mổ bỏ ruột, giữ lại nhớt dính trên mình cá, cắt khúc cho vào đĩa ướp gia vị, hấp cách thủy cho chín.

Gà mái già hầm rượu: Gà mái già 1 con, rượu 1 lít. Gà làm sạch mổ bỏ ruột chặt miếng nhỏ, cho vào nồi đổ rượu, đun nóng đến khi chín thì ăn.

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top