Bồi bổ chữa chứng cam ở trẻ

(khoahocdoisong.vn) - Chứng cam ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự sinh trưởng của trẻ. Bồi bổ đúng cách là một trong những phương pháp chủ yếu chữa chứng cam.

Trẻ nhỏ bị chứng cam do nuôi dưỡng không đúng cách hoặc do ảnh hưởng của nhều loại bệnh tật, gây ra một loại chứng suy dinh dưỡng dài ngày. Trẻ kém ăn, tiêu hóa kém, có biểu hiện gày còm, mặt vàng quắt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng của trẻ. Bồi bổ đúng cách là một trong những phương pháp chủ yếu để chữa chứng cam.

Trước tiên phải điều chỉnh ăn uống, ăn những thức ăn dễ tiêu và ít mỡ trước như một ít nước cơm, bánh sữa, sữa tách bơ, cháo... Đầu tiên ăn lượng ít, nếu không nôn, ỉa chảy thì tăng dần lượng lên. Khi chức năng ruột, dạ dày đã dần dần thích ứng thì tiếp tục tăng thêm những thức ăn có chứa protein, đường và nhiều vitamin như: Sữa tách bơ một nửa, súp rau, trái cây... Khi chức năng tiêu hóa đã khôi phục được bình thường, thì tăng thêm các loại thức ăn khác như chế phẩm đậu, thịt nạc, cá... Thành phần và số lượng tiếp cận dần với trẻ khỏe mạnh, nhưng phải tăng tuần tự từ lượng ít đến lượng nhiều, từ một loại đến nhiều loại.

Nếu là trẻ ăn sữa mẹ, cần rút ngắn thời gian mỗi lần cho bú, trẻ nhỏ ăn sữa bò, ngoài việc phải giảm lượng sữa cho vừa độ ra, trong sữa còn nên pha thêm 1/3 nước cơm cho loãng ra, đồng thời giảm bớt bữa phụ. Trẻ trên một tuổi ăn uống phải theo nguyên tắc nhiều nước, ít bã và ít mỡ.

Với trẻ trên 6 tháng đã có thể ăn dặm, ngoài sữa nên chế biến các món ăn thuốc bồi bổ để chữa chứng cam như sau:

Cháo đậu ván sao, sơn dược: Đậu ván sao 100g, hoài sơn dược 100g, gạo tẻ 50g, 3 thứ cho cùng vào nồi, cho nước nấu thanh cháo, ăn sớm tối.

Nhộng hấp hồ đào nhân: Nhộng 50 – 100g (rang qua), hồ đào nhân 100g, cho vào trong nồi hấp cách thủy. Cách 1 ngày ăn một lần.

Sữa bò, gừng, đinh hương: Đinh hương 2 nụ, nước gừng 1 thìa canh, sữa bò 250ml, đường trắng một ít. Đinh hương, nước gừng, sữa bò cho cùng vào nồi đun sôi, vớt bọt đinh hương, cho đường trắng vào là uống được. Uống nóng vào buổi sớm và tối.

Cà rốt, đường đỏ: Cà rốt, đường đỏ, lượng không hạn chế. Cà rốt rửa sạch, cho cùng với đường đỏ vào nồi, cho nước vừa, đun sôi là được, ăn vào bất cứ lúc nào.

Canh chim cút kỳ sâm: Đảng sâm, hoàng kỳ mỗi loại 15g, chim cút 1 con. Chim cút vặt lông, bỏ ruột, cho đảng sâm, hoàng kỳ vào bụng chim cút, cho nước, dầu ăn, muối vừa phải, hấp cách thủy 2 tiếng, bỏ đảng sâm, hoàng kỳ rồi đem ra ăn. Ăn bữa phụ, ăn hết trong 1 ngày.

Hạt sen, cổ hủ lợn: Hạt sen 40g, cổ hũ lợn 1 cái. Hạt sen ngâm cho nở, bỏ tâm, nhét vào trong cổ hũ đã rửa sạch, dùng chỉ khâu lại 2 đầu, cho vào nồi, cho nước vừa, hầm chín nhừ đột nguội vớt ra, thái chỉ cho gia vị vừa ăn. Ăn cả cổ hũ và hạt sen, mỗi ngày 1 - 2 lần, ăn đến khi hết chứng cam thì ngừng, trước khi ăn phải hâm nóng.

Cháo củ cải: Củ cải trắng, dùng gạo nếu thành cháo ăn. Những trẻ không thích ăn củ cải thì nên luộc củ cải lấy nước nấu cháo, cho đường vào ăn.

Sơn dược, ý dĩ: Sơn dược tươi, ý dĩ mỗi loại 35g, cho vào giã cùng cho nhỏ, nấu chín nhừ, cho thêm 12g hồng khô tán bột, hòa cho tan rồi ăn.

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam)

Theo KH&ĐS
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top