Bộ Y tế yêu cầu tăng cường triển khai tiêm văcxin Abdala, không để văcxin phải hủy bỏ do hết hạn

Mới đây Bộ Y tế đã có công văn gửi một số địa phương, yêu cầu tăng cường triển khai tiêm văcxin Abdala, không để văcxin phải hủy do hết hạn.

Công văn được gửi tới 12 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, gồm: Thanh Hóa, Hải Dương, Thái Nguyên, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, Tiền Giang, Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang.

Theo đó, trong tháng 10 - 11/2021, Bộ Y tế phân bổ 5 triệu liều văcxin Abdala phòng Covid-19 cho các địa phương để đáp ứng kịp thời việc triển khai tiêm đủ 3 mũi văcxin Abdala cho nhóm người từ 19 - 65 tuổi.

Đến ngày 28/1/2022, số văcxin Abdala hiện còn tại các địa phương là 541.400 liều.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát, không để sót đối tượng tiêm chủng, tăng cường các hoạt động truyền thông, vận động người dân đi tiêm mũi 2, mũi 3 văcxin Abdala.

Văcxin Abdala của Cuba là văcxin Covid-19 thứ 8 được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19.

Văcxin Abdala chỉ định tiêm phòng cho người từ 19 tuổi đến 65 tuổi, lịch tiêm gồm 3 liều, khoảng cách giữa các liều là 14 ngày.

Bộ Y tế cho biết, các phản ứng thể nhẹ chiếm 97% phản ứng sau tiêm chủng văcxin này, thường xuất hiện từ 24 đến 48 giờ sau tiêm. Các tác dụng không mong muốn xảy ra cao hơn ở liều đầu tiên và giảm ở các liều tiêm tiếp theo.

Thống kê hơn 3 triệu liều sử dụng trong cộng đồng ghi nhận rất hiếm các trường hợp phản vệ; không có trường hợp tử vong hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng khác liên quan đến tiêm chủng.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top