Bộ Y tế “thúc” các tỉnh đẩy nhanh tiêm văcxin đạt tỷ lệ 100%

Văcxin là biện pháp phòng dịch chủ động, hiệu quả nhất, kể cả với biến thể mới Omicron. Bộ Y tế hỏa tốc đề nghị các địa phương đẩy nhanh bao phủ văcxin tiêm mũi 1 cho 100% dân số từ 12 tuổi trở lên và tiêm mũi tăng cường, mũi bổ sung.
bo-y-te-2.jpeg

Tiêm đủ mũi 1, 2 và tăng cường mũi 3

Theo Bộ Y tế, thời gian qua Bộ Y tế đã phân bổ kịp thời văcxin phòng Covid-19 đến các địa phương, đơn vị để triển khai tiêm chủng. Tổng hợp ghi nhận kết quả triển khai từ các địa phương, đơn vị, đến hết ngày 30/11/2021 đã tiêm được hơn 123 triệu liều văcxin.

Nhiều địa phương đã đạt được tỷ lệ bao phủ văcxin cho người từ 18 tuổi trở lên cao (trên 90% người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm mũi 1) và đang triển khai tiêm chủng cho nhóm đối tượng từ 12 - 17 tuổi.

"Tuy nhiên, còn một số địa phương tỷ lệ sử dụng văcxin/số văcxin được phân bổ và độ bao phủ văcxin còn thấp, còn nhiều người cao tuổi, người có bệnh nền chưa được tiêm văcxin có nguy cơ tử vong cao nểu nhiễm bệnh"- văn bản hoả tốc của Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn ký ban hành cho biết.

bo-y-te-1.jpg

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1662/CĐ-TTg ngày 02/12/2021, để tăng cường công tác tiêm văcxin phòng Covid-19, Bộ Y tể để nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai các nội dung. Cụ thể:

Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm văcxin phỏng Covid-19 cho người dân trong độ tuổi chỉ định; đảm bảo tiêm chủng an toàn theo các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt là lưu ý và ưu tiên tiêm chủng cho đối tượng là người từ 50 tuổi trở lên, người mắc bệnh nền.

Hoàn thành việc bao phủ mũi 1 cho 100% dân số từ 12 tuổi trở lên trong năm 2021 và tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian.

Đối với những địa phương đã đạt được độ bao phổ văcxin cao cần rà soát kỹ càng và tổ chức tiêm vét, đảm bảo tất cả người dân có đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm đủ liều văcxin.

Các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai việc tiêm mũi tăng cường, mũi bổ sung cho những người đã tiêm chủng đủ liều cơ bản theo hướng dẫn tại Công văn số 10225/BYT-DP ngày 1/12/2021 của Bộ Y tế.

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát tỉnh hình triển khai tiêm chủng tại địa phương và rà soát số lượng văcxin đã được phân bổ để chỉ đạo, đôn đốc việc tiếp nhận văcxin và triển khai tiêm chủng kịp thời, không để xảy ra tình trạng thừa văcxin với hạn dùng ngắn hoặc quá hạn sử dụng phải hủy bỏ gây lãng phí.

Chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng tăng cường thực hành an toàn tiêm chủng, theo dõi người được tiêm ít nhất 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm; hướng dẫn người được tiêm theo dõi sức khoẻ sau khi tiêm và liên hệ với cơ quan y tế gần nhất khi cần thiết; xử trí kịp thời các trường hợp tai biến nặng sau tiêm.

Tăng cường công tác truyền thông về lợi ích, tính an toản của văcxin và những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra sau khi tiêm để người dân hiểu rõ, hiểu đúng, tránh hoang mang và hưởng ứng chiến dịch tiêm chủng văcxin phòng Covid-19.

Bộ Y tế nhấn mạnh: Đây là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tiến độ sử dụng văcxin đã được phân bổ và tỷ lệ bao phủ văcxin tại địa phương.

tiem-100.jpeg
Bộ Y tế hỏa tốc “thúc” các tỉnh đẩy nhanh tiêm văcxin đạt tỷ lệ 100% để chống lại biến thể Omicron.

Văcxin đóng vai trò then chốt trong ngăn ngừa dịch bệnh

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiêm văcxin Covid-19 là biện pháp là chủ động, hiệu quả nhất trong kiểm soát dịch bệnh, kể cả với các biến thể mới như Delta hay Omicron. Do đó, các quốc gia cần đẩy mạnh, đẩy nhanh tiến độ tiêm văcxin.

TS Kidong Park, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam cho hay, 5 công cụ hiệu quả để kiểm soát dịch Covid-19 gồm: Văcxin; các biện pháp y tế công cộng – xã hội (như 5K của Việt Nam); quản lý ca bệnh, quy trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân; giám sát và kiểm soát đường biên giới.

Trong số các công cụ này, bao phủ văcxin ở các quần thể dân số phù hợp được coi là biện pháp có thể tạo ra sự thay đổi toàn bộ cục diện. Cùng với các biện pháp 5K (như ở Việt Nam), đây là biện pháp hiệu quả nhất cứu sống con người trong đại dịch.

Tuy nhiên, theo Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam, hiện số ca mắc Covid-19 đang bùng phát trở lại ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, cùng với sự xuất hiện của biến thể mới như Omicron, khiến chúng ta lo lắng hơn.

Ông Kidong Park cũng bày tỏ ấn tượng với Việt Nam về tiến bộ gia tăng tỷ lệ tiêm chủng ở các quần thể dân số phù hợp. Ông nhấn mạnh việc cùng với tăng tốc độ, điều quan trọng là đảm bảo an toàn tiêm chủng. "Chúng tôi cam kết tăng cường hệ thống quản lý các biến cố bất lợi sau tiêm chủng ở Việt Nam. Chúng tôi cũng sẽ phối hợp với Việt Nam để đảm bảo chương trình tiêm văcxin Covid-19 được thực hiện thành công".

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top