Bộ Y tế lên thực đơn dinh dưỡng cho người mắc Covid-19 điều trị tại nhà

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phối hợp với Viện Dinh dưỡng quốc gia đưa ra khuyến cáo dinh dưỡng cho bệnh nhân Covid-19 tại nhà và khu cách ly.

Theo Bộ Y tế, dinh dưỡng với bệnh nhân Covid-19 rất quan trọng, giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, miễn dịch để chiến đấu với bệnh tật.

Theo đó, trong khuyến cáo về dinh dưỡng cho bệnh nhân Covid-19 tại nhà và khu cách ly, Cục An toàn thực phẩm, Viện Dinh dưỡng khuyến cáo người bệnh cần đảm bảo được cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm gồm: tinh bột (ngũ cốc, khoai, ngô, gạo...), đạm (gồm thịt, cá, tôm, trứng...), chất béo (dầu mỡ) và chất xơ (rau xanh, hoa quả chín).

Mỗi bệnh nhân Covid-19 cần đảm bảo đủ 3 bữa chính trong ngày, với thực đơn đủ 4 nhóm thực phẩm trên nhằm cung cấp đầy đủ chất đạm, vitamin và khoáng chất để giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.

Trong hướng dẫn này, mức đạm được hướng dẫn từ 200-250gram thịt, cá mỗi ngày; rau xanh từ 300-400gram/ngày; quả chín từ 200-300gram/ngày.

Bộ Y tế đặc biệt lưu ý, bệnh nhân Covid-19 thường mất vị giác dẫn đến chán ăn. Lúc này, cần chế biến đồ ăn dạng lỏng như súp, cháo, sữa, bổ sung sản phẩm dinh dưỡng giàu năng lượng... Bên cạnh đó, động viên người bệnh dù ăn không ngon miệng vẫn cố ăn đủ bữa để có cơ thể khỏe mạnh chiến đấu với bệnh tật.

Dưới đây là chi tiết khuyến cáo về dinh dưỡng tại nhà và khu cách ly cho người mắc Covid-19, thực đơn mẫu để bệnh nhân Covid-19 có thể áp dụng, giúp đảm bảo dinh dưỡng, nâng cao thể trạng:

Bộ Y tế lên thực đơn dinh dưỡng cho người mắc Covid-19 điều trị tại nhà - 1
Bộ Y tế lên thực đơn dinh dưỡng cho người mắc Covid-19 điều trị tại nhà - 2

Tú Anh

Theo dantri.com.vn
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top