Bộ Y tế đã phân bổ 300.000 liều Molnupiravir để điều trị COVID-19 cho 46 địa phương

Theo Bộ Y tế, số thuốc Molnupiravir này được sử dụng trong Chương trình sử dụng thuốc có kiểm soát cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ tại cộng đồng mà các địa phương tiếp nhận thuốc đang triển khai.

Cũng theo Bộ Y tế, thử nghiệm lâm sàng thuốc Molnupiravir trong điều trị COVID-19 đã công bố trên thế giới cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt ở bệnh nhân thể nhẹ sau 5 ngày điều trị, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong.

Tại Việt Nam, thuốc được nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Phổi Trung ương, Đại học Y Dược TP HCM. Kết quả giữa kỳ cho thấy tính an toàn và hiệu quả thuốc.

Do đó, Bộ Y tế đã cho phép triển khai Chương trình sử dụng thuốc có kiểm soát Molnupiravir cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ tại cộng đồng tại TP HCM từ giữa tháng 8/2021. 

Hiện nay, Chương trình đã mở rộng triển khai tại 46 địa phương có dịch trong toàn quốc, với tổng số liều đã phân bổ là 300.000 liều.

Báo cáo giữa kỳ của chương trình từ 22 tỉnh/thành phố cho thấy thuốc Molnupiravir có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị với tỷ lệ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 5 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30 từ 72,1% đến 99,1%.

Đồng thời, tỷ lệ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 14 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30 gần 100%. Tỷ lệ chuyển nặng rất thấp từ 0,02%-0,06%. Đặc biệt là không có ca nào dẫn đến tử vong.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top