Bộ Xây dựng: Giao dịch bất động sản giảm trong cơn sốt đất quay cuồng

Trong khi thị trường quay cuồng với cơn sốt đất ảo, Bộ Xây dựng cho biết, quý 1 năm nay lượng giao dịch bất động sản chỉ bằng 70% quý 4 năm 2020 nhưng giá đất nền tăng nóng, giá chung cư tăng từ 5-10%.

<div> <p><strong>Người d&acirc;n bỏ c&ocirc;ng việc, sản xuất kinh doanh đi bu&ocirc;n đất</strong></p> <p>Theo thứ trưởng Bộ X&acirc;y dựng Nguyễn Văn Sinh đang c&oacute; những biểu hiện của cơn sốt đất ảo, nh&agrave; đầu tư cần cảnh gi&aacute;c.</p> <p>Gi&aacute; bất động sản trong năm 2020, theo Bộ X&acirc;y dựng, c&oacute; tăng nhẹ, kh&ocirc;ng c&oacute; hiện tượng trầm lắng, đ&oacute;ng băng, thị trường bất động sản ph&aacute;t triển l&agrave;nh mạnh.</p> <p>Trong qu&yacute; 1 năm 2021, t&igrave;nh h&igrave;nh thị trường bất động sản c&oacute; nhiều biến động, lượng giao dịch bất động sản theo qua theo d&otilde;i của Bộ X&acirc;y dựng chỉ bằng khoảng 70% c&aacute;c giao dịch ở qu&yacute; 4 năm 2020. Nhưng gi&aacute; bất động sản tăng nhẹ, nh&agrave; ở chung cư tăng gi&aacute; từ 5 - 10%.</p> <p>Đặc biệt gi&aacute; đất nền c&oacute; hiện tượng tăng n&oacute;ng. Cục bộ ở một số địa phương như v&ugrave;ng ven H&agrave; Nội, Quảng Ninh, Hải Ph&ograve;ng, Bắc Ninh, Bắc Giang, H&ograve;a B&igrave;nh, Ph&uacute; Thọ, TP Hồ Ch&iacute; Minh, Đồng Nai, B&igrave;nh Dương, B&igrave;nh Thuận, một số nơi c&oacute; hiện tượng gi&aacute; đất nền tăng gấp đ&ocirc;i.</p> <p>&quot;Nhiều người d&acirc;n bỏ cả c&ocirc;ng việc, bỏ cả sản xuất kinh doanh để đi kinh doanh đất, tạo n&ecirc;n hiện tượng sốt đất cục bộ v&agrave; tạo n&ecirc;n những rủi ro, ảnh hưởng đến ph&aacute;t triển kinh tế x&atilde; hội ở c&aacute;c địa phương&quot;, &ocirc;ng Nguyễn Văn Sinh cho biết th&ecirc;m.</p> <p>Theo l&atilde;nh đạo Bộ X&acirc;y dựng, hiện tr&ecirc;n thị trường xuất hiện c&aacute;c giao dịch bất động sản kh&ocirc;ng đủ c&aacute;c điều kiện ph&aacute;p l&yacute;, nhiều dự &aacute;n chưa đầu tư hạ tầng kỹ thuật đ&atilde; b&aacute;n h&agrave;ng, c&oacute; giao dịch bất động sản l&agrave; mua b&aacute;n đất rừng, đất n&ocirc;ng nghiệp, đất sản xuất kinh doanh chưa được chuyển đổi mục đ&iacute;ch sử dụng đất để đầu tư ph&aacute;t triển c&aacute;c dự &aacute;n bất động sản.</p> <p>Đ&acirc;y l&agrave; c&aacute;c giao dịch l&agrave; kh&ocirc;ng đảm bảo y&ecirc;u cầu ph&aacute;p l&yacute;, tiềm ẩn c&aacute;c rủi ro cho người d&acirc;n khi đầu tư v&agrave;o bất động sản.</p> <p>Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết, c&oacute; 5 nguy&ecirc;n nh&acirc;n dẫn tới cơn sốt đất ảo hiện nay. Chẳng hạn, c&aacute;c địa phương triển khai lập quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch nhưng việc c&ocirc;ng bố quy hoạch của c&aacute;c địa phương chưa c&ocirc;ng khai, minh bạch dẫn đến c&aacute;c nh&agrave; đầu tư, kinh doanh bất động sản lợi dụng để đẩy gi&aacute; đất nền l&ecirc;n cao.</p> <p>B&ecirc;n cạnh đ&oacute;, do l&atilde;i suất tiền gửi ở c&aacute;c ng&acirc;n h&agrave;ng thương mại thấp, kh&ocirc;ng hấp dẫn người d&acirc;n để gửi tiền, thị trường chứng kho&aacute;n đạt đỉnh, n&ecirc;n nh&agrave; đầu tư, người d&acirc;n c&oacute; những nguồn tiền nh&agrave;n rỗi chuyển qua mua b&aacute;n bất động sản.</p> <p>Th&ecirc;m nữa, việc đầu tư ph&aacute;t triển c&aacute;c dự &aacute;n về nh&agrave; ở, bất động sản, đ&ocirc; thị c&ograve;n nhiều kh&oacute; khăn, đặc biệt l&agrave; c&aacute;c thủ tục ph&aacute;p l&yacute; về đất đai, đầu tư, x&acirc;y dựng c&ograve;n kh&oacute; khăn dẫn đến nguồn cung hạn chế.</p> <p>Thứ đến, đầu tư, ph&aacute;t triển c&aacute;c dự &aacute;n nh&agrave; ở thương mại gi&aacute; rẻ, nh&agrave; ở x&atilde; hội cho đối tượng người ngh&egrave;o đ&ocirc; thị, c&ocirc;ng nh&acirc;n c&aacute;c khu c&ocirc;ng nghiệp chưa được địa phương quan t&acirc;m đ&uacute;ng mức, chưa đ&aacute;p ứng đủ nhu cầu.</p> <p>Cuối c&ugrave;ng, một số địa phương tăng gi&aacute; đất theo lộ tr&igrave;nh, với mức tăng từ 15-20% đ&atilde; ảnh hưởng đến t&acirc;m l&yacute;, t&aacute;c động đến tăng gi&aacute; bất động sản tr&ecirc;n thị trường.</p> <p><strong>Xuất hiện t&igrave;nh trạng b&aacute;n cắt lỗ</strong></p> <p>Hội m&ocirc;i giới BĐS Việt Nam vừa đưa ra b&aacute;o c&aacute;o qu&yacute; 1/2021 tại H&agrave; Nội cho thấy, tỉ lệ hấp thụ của căn hộ b&igrave;nh d&acirc;n đạt cao nhất (44,3%). Mức thấp nhất từ trước tới nay, v&igrave; c&aacute;c sản phẩm n&agrave;y được đ&aacute;nh gi&aacute; nằm ở những khu vực kh&ocirc;ng hấp dẫn. Ph&acirc;n kh&uacute;c căn hộ c&oacute; gi&aacute; b&aacute;n tr&ecirc;n 35 triệu/m2 kh&oacute; b&aacute;n v&agrave; đạt tỷ lệ hấp thụ rất thấp (15,3%). Ở ph&acirc;n kh&uacute;c cao cấp, xuất hiện t&igrave;nh trạng b&aacute;n cắt lỗ của c&aacute;c nh&agrave; đầu tư, kể cả một số sản phẩm nằm ở c&aacute;c dự &aacute;n chất lượng tốt.</p> <p>C&ograve;n ph&acirc;n kh&uacute;c nh&agrave; thấp tầng, mặc d&ugrave; &iacute;t h&agrave;ng v&agrave; c&oacute; nhu cầu lớn nhưng ti&ecirc;u thụ cũng chỉ đạt mức trung b&igrave;nh (63,6%). Hiện gi&aacute; ở ph&acirc;n kh&uacute;c n&agrave;y rất cao, b&igrave;nh qu&acirc;n khoảng 10 tỷ đồng/căn. Do gi&aacute; b&aacute;n c&oacute; xu hướng tăng mạnh n&ecirc;n lượng ch&agrave;o b&aacute;n lại sản phẩm ở ph&acirc;n kh&uacute;c n&agrave;y diễn ra kh&aacute; s&ocirc;i động.</p> <p>B&aacute;o c&aacute;o của Savills tại cuộc họp cho thấy, trong qu&yacute; 1 vừa qua, lượng căn hộ b&aacute;n được tr&ecirc;n thị trường giảm 29% theo qu&yacute; v&agrave; 37% theo năm. Trong khi đ&oacute;, lượng ti&ecirc;u thụ biệt thự, nh&agrave; liền kề lại tăng tới 83% theo qu&yacute; v&agrave; 232% theo năm.</p> <div class="article__story cms-relate">&nbsp;</div> <div class="article__story cms-relate">&nbsp;</div> <div class="article__author">&nbsp;</div> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo tienphong.vn
back to top