Bộ trưởng TTTT: Doanh nghiệp đã tham gia với nhà trường để thiết kế sản phẩm chưa hay vẫn xa nhau?

(khoahocdoisong.vn) - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đặt câu hỏi, để có nhân lực tốt cho mình thì doanh nghiệp đã tham gia với nhà trường để thiết kế sản phẩm hay chưa hay vẫn rất xa nhau, vẫn đổ lỗi cho nhau?

Phát biểu tại Toạ đàm “Phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT (ICT) trình độ cao: Gắn kết cơ sở giáo dục đại học - doanh nghiệp”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chỉ ra nhiều rào cản mà việc đào tạo nguồn nhân lực ICT chất lượng cao cần phải thay đổi.

Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, khi Đảng ta tròn 100 tuổi và trở thành nước phát triển vào năm 2045, khi chúng ta tròn 100 năm tuyên bố độc lập.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại buổi tọa đàm. Ảnh: KH&ĐS.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại buổi tọa đàm. Ảnh: KH&ĐS.

“Điều quan trọng để đạt được khát vọng này là phải dựa vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, dựa vào công nghệ, dựa vào các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp công nghệ số, công nghệ ICT” - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, ICT là nền tảng của cách mạng số, cách mạng công nghiệp 4.0; của chuyển đổi số; của kinh tế số và xã hội số.

Trong cuộc cạnh tranh về nhân lực, nước nào có nguồn nhân lực tốt, đáp ứng nhanh nhu cầu của thay đổi công nghệ, làm chủ công nghệ dùng công nghệ để giải quyết tốt các bài toán của nước mình thì nước đó sẽ chiến thắng.

Trong cuộc cạnh tranh này nhân lực sẽ là một lợi thế của Việt Nam nếu chúng ta giải quyết tốt bài toán cung cầu về nhân lực giữa nhà trường và thị trường, đổi mới đào tạo để đáp ứng nhu cầu của đào tạo để đáp ứng sự thay đổi của thời đại.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đặt câu hỏi: “Đầu ra của nhà trường là doanh nghiệp nhưng nhà trường đã hiểu doanh nghiệp, đã nắm theo doanh nghiệp quyết định sản phẩm của mình chưa? Để có nhân lực tốt cho mình thì doanh nghiệp đã tham gia với nhà trường để thiết kế sản phẩm hay chưa hay hai đối tượng này vẫn rất xa nhau, vẫn đổ lỗi cho nhau?”.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, đã đến lúc tuy hai là một. Doanh nghiệp và các trường đại học đào tạo CNTT cần phối hợp chặt chẽ với nhau vì “Tài sản lớn nhất của doanh nghiệp là nhân lực thì doanh nghiệp phải đầu tư vào nguồn lực tài nguyên này”.

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cam kết Bộ thông tin và truyền thông luôn quan tâm và tạo điều kiện để thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp kết nối ICT và cơ sở giáo dục đại học.

Bộ trưởng cũng mong các doanh nghiệp, hiệp hội, cơ sở đào tạo gắn kết đào tạo chặt chẽ hơn nữa trong giai đoạn tới để đưa Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường về ICT, góp phần hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường. 

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top