Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Không có máy móc nào thay thế được con người"

(khoahocdoisong.vn) - Liên quan đến phương án thi THPT quốc gia trên máy tính, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, không máy móc nào thay thế được con người. Máy tính tốt nhưng cán bộ không tốt thì vẫn có thể dẫn đến những sai sót.

Tại buổi họp của hội đồng giáo dục quốc gia về phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học sau năm 2020, trước những ý kiến của nhiều đại biểu về phương án thi THPT Quốc gia trên máy tính, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ tiếp thu và chỉnh sửa để hoàn thiện đề xuất phương án thi sau 2020.

Phương án này được tính toán cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng, có căn cứ chắc chắn và lộ trình phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.

Giai đoạn ban đầu sẽ thi trên giấy và trên máy tính nhưng từng bước sẽ tăng dần thi trên máy tính để tiệm cận xu hướng thế giới. Ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa sẽ được Bộ GD&ĐT tăng cường về số lượng và đảm bảo chất lượng.

Hạ tầng kỹ thuật, phầm mềm không phải điều quá khó trong tổ chức thi trên máy tính. Tuy nhiên, hệ thống vận hành cần được tính toán kỹ lưỡng để tránh các vấn đề có thể xảy ra.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: “Không máy móc nào thay thế được con người, máy tính tốt, phần mềm tốt nhưng đội ngũ cán bộ không được chuẩn bị tốt, tâm thế tốt, kỹ thuật tốt thì vẫn có thể dẫn đến những sai sót, sự cố đáng tiếc. Năng lực tổ chức thi của các cán bộ là điều chúng tôi đặc biệt quan tâm và tới đây sẽ tăng cường chất lượng đội ngũ khảo thí”.

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói, về xây dựng phương án thi cho giai đoạn sau năm 2020, các ý kiến đều cho rằng, phương án thi hiện nay cơ bản là tốt, nên tiếp tục, nhưng có cải tiến cần thiết để phù hợp với lộ trình tự chủ đại học, đổi mới dạy học ở phổ thông, đổi mới công tác dạy nghề, phân luồng và xa hơn nữa là đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Đổi mới theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp với xu thế để làm giảm sự can thiệp không cần thiết của con người.

Đối với phương án thi tốt nghiệp THPT Quốc gia trên máy tính cần có lộ trình để thực hiện, làm thận trọng trên quy mô nhỏ để đánh giá và có lộ trình mở rộng dần.

Tinh thần là tạo điều kiện tối đa cho các học sinh, không có chuyện các học sinh chưa quen với máy tính lại phải thi máy tính hoặc hay dùng loại máy tính này nhưng thi trên loại máy tính khác

Người phụ trách mảng giáo dục đào tạo của Chính phủ yêu cầu: “Sau cuộc họp hôm nay, Bộ GD-ĐT cần tiếp tục có các cuộc làm việc, tham khảo, tiếp thu góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học để xây dựng phương án và phải lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân trước khi trình Chính phủ”.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top