Bộ trưởng Nội vụ: Cán bộ làm hơn 8 giờ, trưa không nghỉ, tối về muộn

Theo Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân, điều chỉnh thời giờ làm việc cũng phải theo Luật Lao động, nhưng thực tế, hiện cán bộ công chức đang làm việc hơn 8 giờ, trưa không nghỉ, tối về muộn.

<div> <p style="text-align: justify;"><span>Li&ecirc;n quan đến đề xuất đổi giờ l&agrave;m đang được n&ecirc;u ra tại diễn đ&agrave;n Quốc hội, trao đổi với PV b&ecirc;n lề kỳ họp, Bộ trưởng Nội vụ L&ecirc; Vĩnh T&acirc;n cho biết, đ&oacute; l&agrave; &yacute; kiến cần tham khảo. Tuy nhi&ecirc;n, theo &ocirc;ng T&acirc;n, để quyết định thay đổi cần nhiều vấn đề li&ecirc;n quan, như bố tr&iacute; giờ l&agrave;m cơ quan h&agrave;nh ch&iacute;nh, đơn vị sự nghiệp c&oacute; thể lệch giờ tr&aacute;nh &ugrave;n tắc giao th&ocirc;ng.</span></p> <div> <div style="text-align: justify;"><span><img alt="Bộ trưởng Nội vụ: Cán bộ làm hơn 8 giờ, trưa không nghỉ, tối về muộn - Ảnh 1." data-original="http://cafefcdn.com/2019/11/1/photo-1-15725857968471929113444.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/10/15/photo-1-15725857968471929113444.jpg" title="Bộ trưởng Nội vụ: Cán bộ làm hơn 8 giờ, trưa không nghỉ, tối về muộn - Ảnh 1." /></span></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]" style="text-align: justify;"><span>Bộ trưởng Nội vụ L&ecirc; Vĩnh T&acirc;n</span></p> </div> </div> <p style="text-align: justify;"><span>&ldquo;Nếu c&ugrave;ng thay đổi muộn hoặc sớm giờ l&agrave;m th&igrave; kh&ocirc;ng giải quyết được vấn đề. Bố tr&iacute; giờ l&agrave;m phải thận trọng, l&agrave;m sao để đảm bảo nhu cầu của người lao động nhưng phải h&agrave;i ho&agrave;&rdquo;, &ocirc;ng T&acirc;n cho hay.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Cũng theo Bộ trưởng, tập qu&aacute;n của ch&uacute;ng ta kh&ocirc;ng nghỉ giờ trưa, thời gian qua c&aacute;c cơ quan cũng đang thực hiện, tranh thủ giờ l&agrave;m trưa. &ldquo;Ở cơ quan cũng đ&acirc;u c&oacute; chỗ nghỉ? Ăn cơm trưa xong l&agrave;m việc ngay, rồi về sớm ch&uacute;t để lo đ&oacute;n con. Đ&oacute; l&agrave; nhu cầu, phải sắp xếp cho hợp l&yacute;&rdquo;, &ocirc;ng T&acirc;n n&oacute;i.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Ch&iacute;nh v&igrave; vậy, theo Bộ trưởng, phải lắng nghe &yacute; kiến của người lao động, tổng hợp, v&agrave; bố tr&iacute; hợp l&yacute;, kh&ocirc;ng bị &aacute;ch tắc, người l&agrave;m trước, người l&agrave;m sau, người nghỉ trước, người nghỉ muộn. C&ograve;n sắp xếp tr&ugrave;ng giờ th&igrave; lại xảy ra &ugrave;n tắc giao th&ocirc;ng.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>&Ocirc;ng T&acirc;n cũng cho rằng, giờ l&agrave;m việc h&agrave;nh ch&iacute;nh phải ph&ugrave; hợp với nhiều cơ quan v&agrave; v&ugrave;ng miền. V&iacute; dụ ở ph&iacute;a Bắc giờ l&agrave;m bắt đầu tư 8 giờ, nhưng ph&iacute;a Nam th&igrave; 7 giờ hoặc 7 giờ 30 ph&uacute;t, do đặc điểm t&igrave;nh h&igrave;nh cụ thể của v&ugrave;ng miền. Nếu thống nhất chung cả nước th&igrave; rất kh&oacute; n&ecirc;n cần quy định v&ugrave;ng miền, th&agrave;nh phố lớn c&oacute; t&iacute;nh đặc th&ugrave;.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>&ldquo;N&oacute;i g&igrave; th&igrave; n&oacute;i ch&uacute;ng ta phải đảm bảo nguy&ecirc;n tắc l&agrave;m việc 8 giờ mỗi ng&agrave;y. Tăng giảm g&igrave; cũng theo Luật Lao động. Hiện c&aacute;n bộ c&ocirc;ng chức l&agrave;m việc hơn 8 giờ, trưa kh&ocirc;ng nghỉ, tối về muộn. Mục đ&iacute;ch l&agrave; ch&uacute;ng ta l&agrave;m hết việc chứ kh&ocirc;ng phải l&agrave;m hết giờ&rdquo;, &ocirc;ng T&acirc;n nhấn mạnh.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Trước đ&oacute;, ph&aacute;t biểu tại phi&ecirc;n thảo luận chiều 31/10, ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh đề xuất đổi giờ học, giờ l&agrave;m để giải quyết c&aacute;c vấn đề x&atilde; hội . Theo &ocirc;ng Cảnh, tr&ecirc;n thế giới v&agrave; c&aacute;c nước ch&acirc;u &Aacute; đều bắt đầu giờ học, giờ l&agrave;m l&uacute;c 8 giờ 30 hoặc 9 giờ. Thời gian nghỉ trưa 1 tiếng, được &aacute;p dụng cho khối h&agrave;nh ch&iacute;nh, văn ph&ograve;ng, cơ sở gi&aacute;o dục. Ở nước ta, hiện một số doanh nghiệp, cơ sở gi&aacute;o dục nước ngo&agrave;i đ&atilde; &aacute;p dụng giờ n&agrave;y.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>&Ocirc;ng cho rằng, ch&uacute;ng ta đang d&ugrave;ng khung giờ l&agrave;m việc của thời kỳ l&agrave; nước n&ocirc;ng nghiệp để &aacute;p v&agrave;o c&aacute;c đ&ocirc; thị đang ph&aacute;t triển c&ocirc;ng nghiệp, thương mại, du lịch l&agrave; kh&ocirc;ng ph&ugrave; hợp.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>&ldquo;Đi học, đi l&agrave;m muộn, nghỉ trưa ngắn sẽ đem lại lợi &iacute;ch về giao th&ocirc;ng, tiết kiệm năng lượng, n&acirc;ng cao hiệu quả sử dụng giờ l&agrave;m v&agrave; kỷ cương l&agrave;m việc của c&ocirc;ng chức, t&aacute;c dụng tốt với sức khỏe t&acirc;m l&yacute; học sinh v&agrave; hạnh ph&uacute;c từng gia đ&igrave;nh&rdquo;, &ocirc;ng Cảnh n&oacute;i.</span></p> </div>

Theo Tiền Phong
Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng, có nhiều bệnh lý kèm theo như viêm gan, xơ gan, tim mạch, dạ dày... Đặc biệt, nhiều bệnh nhân bị sảng run với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc,…
back to top